Nga-Trung thành lập 'NATO phẩy' đối phó với NATO?

Thực chất của quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung là cộng sinh vì lợi ích kinh tế giữa hai bên và hợp tác chống lại sự o ép của Mỹ.

Liệu Nga và Trung Quốc có thể trở thành đồng minh quân sự?

Nga-Trung thành lập “NATO phẩy” đối phó với NATO?

Vừa qua, Washington công bố áp đặt trừng phạt chống Cục phát triển trang bị thuộc Ủy ban quân sự trung ương (Quân ủy Trung ương) Trung Quốc và Giám đốc cơ quan này là ông Li Shanfu, trong khuôn khổ đạo luật "Chống đối thủ của Mỹ bằng phương tiện trừng phạt" (CAATSA), xuất phát từ việc Bắc Kinh mua 10 chiến đấu cơ Su-35 và một số hệ thống S-400 của Nga.

Ngoài ra, cả Moscow lẫn Bắc Kinh đều đang chịu hàng loạt lệnh trừng phạt của Washington. Nga bị Mỹ trừng phạt vì vấn đề quan hệ với Ukraine, Syria, Iran…; còn Trung Quốc nhận đòn trong quan hệ với Nga, tình hình nhân đạo trong nước và cuộc chiến tranh thương mại.

Trong bối cảnh đó, Moscow và Bắc Kinh đã có những động thái xích lại gần nhau về cả chính trị, kinh tế lẫn quân sự.

Bình luận về vấn đề này, nhà phân tích của The Hill là ông Jeff Hawn lưu ý rằng, việc hai quốc gia mà Mỹ coi là hai địch thủ lớn nhất không tin tưởng vào chính sách của Hoa Kỳ đã cho phép họ vượt qua tất cả những mâu thuẫn này và ký kết các thỏa thuận cùng có lợi.

Bất chấp thực tế rằng giữa Nga và Trung Quốc có khá nhiều mâu thuẫn và họ sẽ không bao giờ trở thành đồng minh chính thức, Moscow và Bắc Kinh vẫn sẵn sàng thiết lập Liên minh Đông Đại Tây Dương có khả năng chống chọi với Mỹ và NATO.

Phương Tây tin rằng, hiện nay có nhiều điều trở ngại giữa Nga và Trung Quốc, những rào cản không cho phép họ thiết lập một liên minh mạnh mẽ. Ví dụ, sự thù địch lẫn nhau mang tính lịch sử, tranh chấp lãnh thổ, cũng như sự cạnh tranh về ảnh hưởng ở Trung Á.

Nga và Trung Quốc đã mở hàng loạt cuộc tập trận song phương hàng năm

Ông tin rằng, Nga và Trung Quốc đã có thể thiết lập "Liên minh Đông Đại Tây Dương" đối kháng với phương Tây, một tổ chức tương tự như liên minh này đã được thiết lập vào đầu thế kỷ 20, rồi sau đó biến thành Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tác giả viết thêm, lợi thế chính trong hợp tác giữa Bắc Kinh và Moscow là thực tế rằng, trong giai đoạn hiện nay, không quốc gia nào gây ra mối đe dọa hiện hữu cho quốc gia kia.

Nga và Trung Quốc sẽ không lồng ghép bất cứ ý đồ chính trị nào và không có chủ trương áp đặt hệ thống chính trị cho nhau, những sự cạnh tranh giữa hai bên chỉ có liên quan đến vấn đề đất đai và tài nguyên. Trong khi phương Tây áp đặt hệ tư tưởng của họ đối với tất cả các quốc gia khác và tôn sùng chúng như những thứ duy nhất đúng đắn.

Ngoài ra, chuyên gia Jeff Hawn tuyên bố rằng, Nga và Trung Quốc là những đế chế cũ coi mình là nạn nhân của các trò chơi chính trị của các nước phương Tây và mục tiêu của họ khi đoàn kết với nhau là chung sức chấm dứt sự thống trị thế giới của Hoa Kỳ, thông qua hợp tác và đảm bảo tăng trưởng kinh tế và an ninh cho chính mình.

Thực chất Quan hệ Nga-Trung: Không phải là đồng minh, xuất phát từ tham vọng của những cường quốc và sự nghi kỵ lẫn nhau

Những hợp đồng kinh tế khổng lồ, những thương vụ mua sắm vũ khí đình đám, những cuộc tập trận xa tới tận Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Baltic, Biển Đông…, đã làm dấy lên câu hỏi là liệu Nga và Trung Quốc có “ngã vào vòng tay nhau” hay thành lập một liên minh quân sự để đối phó với Mỹ và NATO?

Tờ Russia Today đã từng gọi mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Trung Quốc là sự khởi đầu của một kỉ nguyên thế giới không còn sự phụ thuộc vào đồng USD và Mỹ. Tuy nhiên, điều này có đúng không? Theo giới phân tích, Nga và Trung Quốc không thể trở thành đồng minh, vì những nguyên nhân sau:

Ý tưởng về liên minh Nga-Trung hợp lực chống Mỹ, thay đổi cục diện thế giới dường như không khả thi khi cả 2 “ông lớn” này không có sự tương đồng về thể chế và đường lối chính trị; trong khi họ đều có những tham vọng riêng và sự nghi kỵ lẫn nhau.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-trung-thanh-lap-nato-phay-doi-pho-voi-nato-3370977/