Ngạc nhiên về tuổi thọ miếng pho mát được khai quật từ ngôi mộ Ai Cập cổ đại

Các nhà khảo cổ tìm thấy trong ngôi mộ cổ ở thành phố Memphis (Ai Cập) trong thời kỳ Ramses II bình đựng đất sét bất thường. Và các nhà hóa học đã phát hiện ra những dấu vết cổ xưa nhất của pho mát có độ tuổi khoảng 3.300 năm.

Chậu đất chứa pho mát, được khai quật trên lãnh thổ Sakkara, nghĩa địa Ai Cập cổ đại, nằm bên cạnh thủ đô Cairo. Ảnh: Enrico Greco

"Chúng tôi tìm thấy những dấu vết pho mát cổ nhất trên Trái đất. Chúng nằm sâu trong tầng cát của sa mạc và trong môi trường kiềm mạnh, các phân tử protein, vì vậy miếng pho mát có thể tồn tại được đến tận ngày nay" - nhà khảo cổ Enrico Greco của trường Đại học Catania (Ý) và các đồng nghiệp của ông cho biết vào ngày 17.8.

Pho mát được coi là một trong những sản phẩm từ sữa cổ xưa nhất, công thức của nó được phát hiện bởi nhân loại trong thời kỳ cổ đại, trước sự xuất hiện của các nhà nước đầu tiên.

Người ta tin rằng, pho mát có thể xuất hiện khoảng 8.000 trước Công nguyên, khi con người biết thuần hóa loài cừu. "Quê hương" của pho mát đến nay vẫn chưa được biết.

Dấu vết của sữa và các thành phần điển hình của pho mát, "bị mắc" trong ống gốm cổ đại, cho thấy pho mát xuất hiện ban đầu ở Châu Âu khoảng 7,5 nghìn năm trước, và sau đó phổ biến sang các khu vực còn lại của các lục địa trên thế giới.

Được biết, 8 năm trước, các nhà khảo cổ Ai Cập làm việc với Greco và nhóm của ông, bắt đầu khai quật trên lãnh thổ Sakkara, nghĩa địa cổ xưa của Ai Cập cổ đại, nằm bên cạnh thủ đô Cairo.

3 năm sau, họ khám phá ngôi mộ của Ptahmes - một trong những người cai trị Memphis trong thời Ramses II và Seti I.

Ngôi mộ của ông đã được tìm thấy và mô tả bởi các nhà khảo cổ Anh vào đầu năm 1885, nhưng sau đó nó bị bao phủ bởi cát và bị mất tích. Bên trong đó, các nhà khoa học không chỉ tìm thấy một số lượng lớn các đồ tạo tác tang lễ, mà còn thấy những chậu đất sét bị vỡ, có chứa đầy chất bột màu trắng kỳ lạ.

Do sợ "lời nguyền của xác ướp Ai Cập", các nhà khảo cổ phải nhờ sự giúp đỡ của các nhà hóa học phân tích kết quả, những gì được chứa trong chậu đất của Ptahmes.

Các nhà hóa học đã hòa tan một phần của bột này trong nước và nghiên cứu nó dưới kính hiển vi. Greco và các cộng sự đã phát hiện ra rằng, nó chứa lượng lớn đường và khoảng 90 loại protein đang bị phân hủy một phần.

Cụ thể, chúng bao gồm: Casein, albumin, lysozyme, caprin và nhiều chuỗi axit amin khác có trong sữa bò, cừu hoặc sữa dê hoặc trong các sản phẩm sữa lên men. Phân tích sâu hơn cho thấy pho mát được làm từ sữa bò và "men" từ lá non.

Điều thú vị là, trong những phần còn lại của pho mát, không chỉ có sữa động vật, mà còn có cả các protein của vi khuẩn. Theo các nhà khoa học, chúng thuộc về vi khuẩn gây bệnh Brucella melitensis gây ra bệnh Brucella, sốt cấp tính ở bò và các động vật khác, thậm chỉ có thể ở người.

Nhờ khám phá của Greco và các đồng nghiệp, bây giờ các nhà khoa học có thể chứng minh rằng, pho mát có từ thời cổ đại và hiểu được nguyên nhân của căn bệnh Brucella do vi khuẩn melitensis gây ra, theo RIA Novosti.

Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Analytical Chemistry.

Phong Lâm

Nguồn Lao Động: https://laodong.vn/the-gioi/ngac-nhien-ve-tuoi-tho-mieng-pho-mat-duoc-khai-quat-tu-ngoi-mo-ai-cap-co-dai-625861.ldo