'Ngầm định' mối đe dọa của Nga, Trung Quốc và Iran đối với thế giới

Các nhà quan sát cho rằng, chúng ta không nên bàng quan trước sự hợp lực tham vọng của một số quốc gia, trong đó có Nga, Trung Quốc và Iran hiện tại và tương lai.

Sự ảnh hưởng lan rộng của Mỹ

Theo giới phân tích, cả Nga, Trung Quốc và Iran đều không muốn chấp nhận vai trò mà Mỹ muốn thể hiện trên thế giới và gia tăng các thách thức đối với Washington. Nga, Trung Quốc và Iran căng thẳng trong tương quan về sức mạnh kinh tế, quân sự với Mỹ và các đồng minh. Kết thúc Chiến tranh Lạnh là sự thống trị chưa từng có. Mỹ và các đối tác ước tính chi hơn 70% vào chi tiêu quân sự và tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Các nhà lãnh đạo đứng đầu Nga, Trung Quốc và Iran. Ảnh:reuters

Đối phó với sự thống trị này, chiến lược của Trung Quốc đánh dấu “che giấu năng lực và thời gian”. Tương tự, Nga phải chờ đợi cho đến khi giá dầu và khí gas tăng đột biến, tạo ra làn sóng doanh thu mới mới có thể vượt lên, đe dọa vị trí của Mỹ và phương Tây. Và trong khi Iran chưa bao giờ che giấu sự sẵn sàng thách thức với Mỹ thì sự quyết đoán gần đây của Tehran lại gắn liền với sự hỗn loạn trong chính sách Trung Đông của Mỹ. Với sự suy giảm của Mỹ và quyền lực quân sự kinh tế liên minh những năm gần đây, cả Nga – Trung và Iran đang nắm lấy cơ hội thúc đẩy các chương trình nghị sự của riêng họ.

Các chính sách rõ ràng nhằm thỏa mãn ba nước vẫn chưa kích hoạt. Trong các trường hợp của Nga và Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã cố gắng thiết lập quan hệ và mời Bắc Kinh lẫn Moscow tham gia các diễn đàn thế giới chung (chẳng hạn như Tổ chức thương mại thế giới và G20) đồng thời công nhận vị trí của hai nước này trong hệ thống quốc tế. Các kết quả đã có chuyển biến. Mặc dù các lợi ích chung liên tục tăng cường thúc đẩy sự hợp tác, mở rộng lợi ích và các chương trình nghị sự. Trong trường hợp, Nga và Trung Quốc vẫn có trách nhiệm ngồi chung một bàn và đồng điệu trong quan điểm. Họ có thể chấp thuận vì một trật tự quốc tế, đặc biệt là kinh tế nhưng không hoàn toàn ủng hộ mọi ý kiến mà Washington đưa ra.

Ảnh hưởng của Trung-Nga-Iran

Trung Quốc, Iran và Nga đều là những thành viên trong hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, các kỳ vọng rằng, sự tham gia có thể giúp cải cách nội bộ hoặc ít nhất là hành vi quốc tế vẫn chưa thỏa mãn.

Mặc các trừng phạt thắt chặt trong suốt thời gian của cựu Tổng thống Bush hay Obama thì Iran không chỉ có lợi trong trật tự kinh tế mở toàn cầu mà còn thúc đẩy chương trình vũ khí. Cựu Tổng thống Barack Obama đã từng hy vọng rằng, Tehran đã thoát khỏi các trừng phạt và các chương trình hạt nhân có thể trì hoãn trong một thập kỷ thông qua Kế hoạch Hành động chung toàn diện. Mặc dù còn quá sớm để đưa ra các phán quyết cuối cùng trong chiến lược của ông Obama, nhưng khi các trừng phạt loại bỏ thì nhà lãnh đạo Iran đã nhanh chóng đẩy nhanh các kế hoạch của mình trong khu vực.

Câu hỏi đặt ra là: “Tham vọng của Nga, Iran và Trung Quốc có thể nhận diện? Điều này có nghĩa là phạm vi ảnh hưởng có thể được chấp nhận hay các chiến lược - chính sách có thể được chấp nhận?” Lịch sử đưa ra gợi ý là không phải. Sự ảnh hưởng của các quốc gia này mang đến hệ lụy không chắc chắn trong khu vực và các lợi ích an ninh mới được tính toán.

Trung Quốc, Iran và Nga đều cho thấy là mối đe dọa đối với phương Tây. Rất khó để có thể biết được ba nước đã nắm bắt tư tưởng lãnh đạo sâu sắc như thế nào. Tuy nhiên, hệ tư tưởng là nguồn hợp pháp cho quy tắc quan trọng của họ.

Thêm vào đó, các chuyên gia đặt ra câu hỏi: “Tại sao chúng ta nên quan tâm?” Không quốc gia nào trong số Nga, Trung Quốc và Iran có thể đe dọa được Mỹ. Thực tế cho thấy, các quan hệ căng thẳng là phần lớn bởi các vấn đề của Washington.

Kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ II, Washington đã hiểu rằng, châu Âu, Đông Á và Trung Đông là ba điểm đến quan trọng nhất đối với Mỹ và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn cầu.

Các nhà quan sát cho rằng, Trung Đông ít quan trọng hơn ngày nay đối với Mỹ do thay đổi thị trường dầu và khí đốt tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự bất ổn trong khu vực có thể ảnh hưởng đến thị trường năng lượng toàn cầu và mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, đe dọa Israel, tình trạng tị nạn lớn và các cuộc chạy đua vũ trang, trong đó là căng thẳng vấn đề vũ khí hạt nhân. Chính quyền Mỹ luôn muốn đưa binh lính ra khỏi Trung Đông.

Mỹ đối mặt với các vấn đề của Trung Quốc, Nga và Iran. Tuy nhiên, thay vì lo lắng về sự hiện diện, các nhà chiến lược đưa ra tính cân bằng như một sự thay thế dành cho Mỹ. Theo chiến lược này, Mỹ sẽ can thiệp chỉ khi một hoặc nhiều các siêu cường tăng cường các mối đe dọa nhằm giành lợi thế “bành trướng” tại khu vực.

Quyết định khi nào can thiệp là không hề dễ dàng vì nó cũng đồng nghĩa với hậu quả của xung đột.

Thêm vào đó là vấn đề chi phí can thiệp không hề rõ ràng.

“Các tranh cãi về những gì xảy ra nếu Mỹ rút khỏi Trung Đông, tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra như phỏng đoán”, các nhà quan sát dự đoán.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/ngam-dinh-moi-de-doa-cua-nga-trung-quoc-va-iran-doi-voi-the-gioi-334685.html