Ngắm loài cỏ bước ra từ tiểu thuyết khiến Huế đẹp mơ màng

Bông cỏ tranh với sự hoang dã, đơn sơ đã góp thêm sắc màu vào khung cảnh mơ màng của xứ Huế, khiến những kẻ lữ hành không thể không dừng chân lặng ngắm nhìn.

Cỏ tranh là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Hoa của loài cỏ này tự hình chùy, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ.

Loài cỏ này từng xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc với hình ảnh anh hùng Núp (Đinh Núp) đốt cỏ tranh để lấy vị mặn của muối...

Lúc mới nở, bông cỏ tranh có màu trắng tinh khôi, mang cái vẻ hoang dại khiến Cố đô đẹp mơ màng, lao xao trong nắng gió.

Những địa điểm có bông tranh nở nhiều ở Huế như đường Hai mươi ba tháng Tám, Lê Huân hay bên cạnh Kỳ Đài…

Tại đây, du khách tới tham quan rất đông tạo nên một không khí vô cùng náo nhiệt…

“Năm nay cỏ tranh nở bông rất nhiều, đây là địa điểm chụp ảnh rất đẹp cho những bạn trẻ như mình. Buổi chiều mình và bạn bè thường ra đây chơi và chụp ảnh với những thảm bông này”, bạn Nguyễn Nhật (23 tuổi), sinh viên trường đại học Khoa học – Đại học Huế chia sẻ.

Anh Trần Minh Nguyên, trú ở phường Kim Long, TP.Huế cho biết, năm nay hoa nở nhiều hơn những năm trước, chiều muộn mình thường dẫn gia đình ra khu vực này để các cháu vui chơi và chụp hình. Thật sự đây là một địa điểm rất thú vị có thể đến sau một ngày làm việc căng thẳng.

Đây là những địa điểm lý tưởng để vừa khám phá du lịch vừa có thể ngắm những vạt bông tranh trắng trải dài mọc bên cạnh tường cổ kính rêu phong.

Bông cỏ tranh với sự hoang dã, đơn sơ đã góp thêm sắc màu vào khung cảnh mơ màng của xứ Huế khiến những kẻ lữ hành không thể không dừng chân lặng ngắm nhìn.

Lê Kông - Tùng An

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/ngam-loai-co-buoc-ra-tu-tieu-thuyet-khien-hue-dep-mo-mang-a450900.html