Ngăn lửa rừng bằng “đường băng” ý thức

Diễn biến thời tiếp phức tạp, hạn hán kéo dài đã đặt những cánh rừng Tây Bắc trước mồi lửa. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngày 24/3 ông Hà Hùng – Phó Chủ nhiệm UB Dân tộc đã chủ trì đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc PCCCR tại các tỉnh miền núi phía bắc.

Qua theo dõi trên vệ tinh 3 tháng đầu năm Sơn La đã thống kê được 1.115 điểm cháy thì có 1.039 điểm cháy do đốt nương rẫy, 45 điểm cháy do đốt bãi chăn thả và 31 điểm bùng phát thành cháy rừng. Và riêng quí mở đầu của năm, Sơn La bị cháy trên 1.089 ha rừng. Tùy theo mức độ, cháy rừng xảy ra ở khắp các huyện, thành phố thuộc tỉnh, có những khu rừng trồng bị mất từ 70-100% như ở xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai cháy trắng 2,5 ha rừng thông, ở Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu cháy 41 ha rừng thông, mất 70%. Huyện Mộc Châu cháy 30 ha rừng, TP Sơn La cháy 3 ha rừng. Xem bản đồ bàn công tác phòng chống cháy rừng Nghiêm trọng nhất là 2 vụ cháy tại xã Suối Tọ, huyện Phù Yên và xã Háng Đồng B, huyện Bắc Yên. Do thời tiết hanh khô kèm theo gió mạnh nên lửa lan mạnh, nhanh chóng thiêu đốt tới 665 ha, chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên. Ông Cầm Văn Chính – PCT UBND tỉnh Sơn La cho biết, do đặc thù hạn hán kéo dài, tại Sơn La nhiệt độ trung bình các tháng đầu năm từ 35-37 độ C, độ ẩm không khí dưới 60%, lại kèm theo gió Tây thổi mạnh đã "tiếp tay" cho các đám cháy bùng phát rất nhanh. Trong khi đó trang thiết bị cứu cháy đều thiếu thốn. Khi biết có cháy rừng tỉnh phải báo cáo về TƯ để tăng cường máy bay trực thăng, xác định các điểm cháy tập trung mới đưa lực lượng cứu cháy đến từng điểm. Nhưng có những điểm cháy rất xa, phải đi bộ 8 tiếng mới tới nơi. Khi ấy ngọn lửa đã lan rộng, rất khó kiểm soát. Ông Hà Hùng – Phó Chủ nhiệm UB Dân tộc (Ngoài cùng bên trái) Ông Hà Hùng – Phó Chủ nhiệm UB Dân tộc Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân cần phải có phương pháp để mọi đối tượng, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều nắm được. Bên cạnh đó, tỉnh cần chủ động vận dụng các nguồn vốn các chương trình 30a, 135... phát triển kinh tế các xã vùng đệm. SX tốt, dân no đủ thì tự khắc người dân không vào đốt rừng. Tuy nhiên để xảy ra nhiều vụ cháy rừng lớn trong một thời gian ngắn, cần nói đến ý thức người dân và chủ rừng. Thậm chí, ngay cả chủ khu rừng xảy ra cháy cũng không có ý thức lập phương án phòng cháy cho đất rừng mình được giao. Điển hình như vụ cháy 30 ha rừng tại xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu khi lực lượng PCCC được huy động đến dập lửa nhưng bản thân chủ rừng còn không thông thạo rừng, phải nhờ người dân xã khác dẫn đường tới điểm cháy. Xác định PCCR phải từ gốc, "đánh" vào ý thức bảo vệ rừng của người dân, tỉnh liên tục tổ chức tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng, đã mở 11 hội nghị cấp huyện, 116 hội nghị cấp xã và 630 hội nghị cấp thôn, bản, cụm dân cư cho 25.000 lượt người. Theo ông Nguyễn Văn Luân, PGĐ Sở NN- PTNT, thông qua công tác tuyên truyền, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ rừng cũng được nâng lên nhất định. Tất nhiên đi đến tận cùng thì nhà nước cần phải có những chính sách để gắn quyền lợi của người dân với rừng. Đi theo hướng đó vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai chính sách hỗ trợ chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, phát triển cây cao su tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Đặc biệt tỉnh đề nghị Chính phủ cho mở rộng chính sách hỗ trợ gạo để trồng rừng trên nương rẫy theo thông tư 52 của Bộ NN- PTNT, đây là chính sách rất hiệu quả vì có thể hạn chế việc bà con đốt nương trồng ngô.

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/61/158/48/48/48/46567/default.aspx