Ngăn ngừa sinh non

Nhịn tiểu, vừa không thoải mái, vừa gây hại bàng quang, kích thích tử cung và gây nên những cơn co thắt. Nhịn tiểu còn dẫn tới chứng nhiễm trùng đường tiểu – nguyên nhân gây chuyển dạ sớm.

Vì thế, thai phụ cần tạo thói quen đi tiểu ngay khi bạn “buồn”. Những gợi ý khác để phòng tránh sinh non, từ Whattoexpect: Loại bỏ chất gây hại Tránh xa khói thuốc lá, không uống rượu hoặc dùng chất gây nghiện. Kiểm tra cân nặng Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có liên quan đến chứng tiểu đường và tiền sản giật – hai yếu tố thúc đẩy sinh non. Tuy nhiên, tăng cân quá ít cũng không có lợi vì nó làm gia tăng tỷ lệ bé sơ sinh nhẹ cân. Mức tăng cân hợp lý của thai phụ là khoảng 10-14kg. Uống viên bổ sung sắt (canxi, vitamin…) theo chỉ dẫn của bác sĩ. Viên bổ sung không chỉ khiến mẹ khỏe mạnh mà còn cần thiết cho sự phát triển của bé. Ăn uống lành mạnh Dinh dưỡng là nền tảng cho thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài ra, ăn uống an toàn còn giúp ngăn ngừa sinh non, nhất là việc tăng cường axit béo omega 3 (được tìm thấy trong cá hồi, trứng, quả hạnh, dầu hạt lanh); vitamin A (trong carrot, quả mơ, súp lơ); vitamin C (trong cam quýt, quả mọng như dâu tây); vitamin E (trong các loại hạt, khoai lang, xoài); canxi (trong sữa, các sản phẩm từ sữa); magiê (trong đậu phụ, sữa chua, chuối, quả mơ khô, hạt vừng); sắt (trong thịt bò, sữa đậu nành); kẽm (trong thịt lợn, thịt bò, ngô, trứng, con hàu). Ăn thường xuyên Các nghiên cứu cho biết, thai phụ nên duy trì khoảng 5 bữa nhỏ trong ngày (3 bữa chính + 2 bữa phụ) sẽ giảm được nguy cơ sinh non. Uống đủ Uống đủ lượng nước trong ngày (gồm cả nước lọc, nước quả, sữa), nhất là khi thai phụ tập luyện hoặc ngày trời nóng. Mất nước có thể dẫn tới chuyển dạ sớm. Chăm sóc răng miệng Chăm sóc răng miệng là cách đơn giản nhưng hiệu quả khi phòng tránh sinh non. Hãy đánh răng, dùng chỉ nha khoa và đi khám răng (ít nhất 1 lần trong thai kỳ) để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Điều trị nấm âm đạo Nếu bạn có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo (bacterial vaginosis – BV), bạn cần đi khám và điều trị sớm. Một số nghiên cứu cho biết, nhóm thai phụ được điều trị khỏi nấm âm đạo sẽ giảm nguy cơ sinh non. Cẩn thận nếu có tiền sử sinh non Nếu bạn đã từng sinh non, hãy trao đổi điều đó với bác sĩ. Làm xét nghiệm Có 2 loại xét nghiệm chẩn đoán được sinh non. Hai loại xét nghiệm này được chỉ định với nhóm thai phụ có nguy cơ cao. - Loại thứ nhất là fFN (fetal fibronectin) kiểm tra protein trong âm đạo, qua đó, phán đoán được cơn co tử cung. Nếu kết quả fFN là âm tính thì thai phụ không có khả năng chuyển dạ trong vòng một vài tuần tới. Nếu kết quả dương tính, thai phụ dễ bị chuyển dạ trong một vài tuần tới. - Xét nghiệm chiều dài cổ tử cung. Kết quả kiểm tra cho biết cổ tử cung có ngắn không, có đang mở không. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ vài bước ngăn ngừa sinh non như yêu cầu nghỉ ngơi nhiều hơn…

Nguồn Xinhxinh.com.vn: http://xinhxinh.com.vn/mang-thai/39043/ngan-ngua-sinh-non.xinh