Ngành công nghiệp vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ đang kết thúc 'câu chuyện thành công'?

Ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã có những bước tiến đáng kể trong giai đoạn 2015-2018, viết nên một câu chuyện thành công khá ấn tượng. Tuy nhiên, báo cáo hiệu suất năm 2019 của Hiệp hội Các Nhà sản xuất Công nghiệp quốc phòng và Hàng không vũ trụ đã cho thấy nhiều vấn đề trong câu chuyện này là kết quả của những trục trặc về cơ cấu.

Một xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động gần thị trấn biên giới Ceylanpinar, tỉnh Sanliurfa, ngày 18/10/2019. Ảnh: Reuters

Một xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động gần thị trấn biên giới Ceylanpinar, tỉnh Sanliurfa, ngày 18/10/2019. Ảnh: Reuters

Ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, vốn mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây, có thể sẽ đối mặt nhiêùkhó khăn hơn khi các dữ liệu mới công bố cho thấy ngành này đang phải vật lộn để giảm sự phụ thuộc nặng nề ở đầu vào là nguồn cung từ nước ngoài, lẫn đầu ra là cáckhách hàng quốc tế.

Thúc đẩy sản xuất vũ khí nội địa là một đặc điểm nổi bật trong chính sách của chính phủ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, dựa trên ý tưởng rằng Thổ Nhĩ Kỳ cần răn đe quân sự mạnh mẽ hơn để trở thành một cường quốc trong khu vực trong bối cảnh không thể tin tưởng các đồng minh truyền thống phương Tây về nguồn cung cấp vũ khí thông thường. Song song vơíđẩy mạnhchính sách đối ngoại "cơ bắp", Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách tăng cường khả năng phát triển vũ khí nhằmđạt được nguồn cung cấptự túc và tận dụng tối đa các cơ hội xuất khẩu để đảm bảo tính bền vững.

Những nỗ lực để phát triển cơ sở công nghệ và công nghiệp quốc phòng được coi là một phần không thể tách rời của sự linh hoạt ngoại giao và uy tín quốc tế mà Ankara tin rằng đã đạt được thông quacác hoạt động xuyên biên giới ở Syria và Iraq kể từ năm 2016. Trong mắt Ankara, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là một lực lượng chiến đấu răn đe trong khu vực, vì vậy khả năng tự cung tự cấp trong ngành công nghiệp quốc phòng vẫn là ưu tiên chính.

Một khía cạnh khác không thể bỏ qua là ngành công nghiệp quốc phòng đã trở thành một lĩnh vực khác thể hiện vị thế của chính phủ trong nền chính trị nội địa. Bất kỳ sản phẩm quân sự mới nào được sản xuất trong nước hoặc bán cho khách hàngnước ngoài đều được nhắc tới như một chiến thắng chính trị trên các phương tiện truyền thông ủng hộ chính phủ.

Thổ Nhĩ Kỳ đang ưu tiên phát triển vũ khí phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Ảnh: Getty Image

Trên thực tế, ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã có những bước tiến đáng kể trong giai đoạn 2015-2018, viết nên một câu chuyện thành công khá ấn tượng. Tuy nhiên, báo cáo hiệu suất năm 2019 của Hiệp hội Các Nhà sản xuất Công nghiệp quốc phòng và Hàng không vũ trụ, được công bốvào cuối tháng 4, cho thấy những vấn đềtrong câu chuyện thành công này là kết quả của một số trục trặcvề cơ cấu.

Theo báo cáo trên, doanh thu của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ trong năm ngoái là khoảng 10,9 tỷ USD, tăng 24% so với gần 8,8 tỷ USD năm 2018. Doanh thu bán hàng nước ngoài tăng 40% lên hơn 3 tỷ USD so với 2,2 tỷ USD năm trước. Nhưng, điều quan trọng là nhập khẩu cũng tăng. Kim ngạch nhập khẩu thậm chí còn vượt quá doanh số bán hàng nước ngoài, đứng ở mức gần 3,1 tỷ USD, tăng 28% so với khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2018.

Hoạt động nhập khẩu chủ yếu là với các nguyên liệu thô như thép từ Phần Lan để chế tạo xe bọc thép và các sản phẩm trung gian như động cơ tua-bin từ Ukraine để chế tạo máy bay không người lái. Nhập siêu tăng là một dấu hiệu đáng báo động cho ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, nó cho thấy rõ sự phụ thuộc cực độ của ngành này ở yếu tố đầu vào nước ngoài. Nói cách khác, sự gia tăng xuất khẩu lại phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu.

Đáng chú ý là một số công ty công nghiệp quốc phòng châu Âu đã áp lệnh cấm vận lên Thổ Nhĩ Kỳ trong khi một sốchính phủ châu Âu cấm bánsản phẩm cho Ankara kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch Mùa xuân Hòa bình, đưa quân vào Đông Bắc Syria hồi tháng 10 và 11/2019.

Chẳng hạn, Phần Lan đã tạm dừng xuất khẩu thép sang Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi London đình chỉ sự tham gia của các công ty Anh trong dự án máy bay chiến đấu nội địa đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã bị trì hoãn vì sự cố động cơ. Đức, Italy, Cộng hòa Séc, Na Uy và Thụy Điển cũng cấm bán hàng cho các công ty Thổ Nhĩ Kỳ. Một chuyên gia trong ngành quốc phòng được tờ Al-Monitor phỏng vấn ước tính rằng các lệnh cấm vận liên quan đến Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ thiệt hại khoảng 1 tỷ USD.

Binh lính và xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ triển khai dọc biên giới với Syria ngày 11/10/2019. Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, các số liệu khác trong báo cáo nói trên thì đáng khích lệ hơn. Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng hơn 15%, đạt gần 1,7 tỷ USD từ khoảng 1,4 tỷ USD năm 2018. Ngân sách nghiên cứu và phát triển đã tiếp tục mở rộng kể từ năm 2016 - là một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho tương lai. Chi tiêu cho phát triển công nghệ đã tăng lên, năm ngoáiđạt 249 triệu USD, tăng 67% so với 149 triệu USD trong năm 2018. Mức tăng đó thể hiện sự tập trung ngày càng lớn của Ankaravào các tiến bộ công nghệ cao trong công nghiệp quốc phòng

Song khuôn khổ pháp lý và hành chính về quyền sở hữu trí tuệ hiện tại lạikhông hỗ trợ cho nỗ lực này. Do các lỗ hổng pháp lý, nhiều công ty công nghiệp quốc phòng tham gia nghiên cứu và phát triển lại bị lôi kéo vào các cuộc chiến pháp lýxung quanh những tuyên bố vi phạm sở hữu trí tuệ. Điều này làm hỏng niềm tin vào ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ,ngăn cản các công ty quốc tếhợp tác,liên doanh hoặc nhảy vào các dự án lớn hơn.

Một nhược điểm khác là các đơn đặt hàng mới trong năm 2019 đạt tổng cộng 10,7 tỷ USD, giảm hơn 12% so với năm trước. Sự sụt giảm, xảy ra trong bối cảnh bất ổn kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ, cộng với các vấn đề về chất lượng, niềm tin và các cuộc khủng hoảng khác xuất phát từ chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy các công ty công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường nước ngoài.

Nếu nhìn vào thống kê cho thấy, ngành nàyhiện cung cấp 90% nhu cầu trong nước, người ta có thể nhận thấy thị trường trong nước đang đạt đến điểm bão hòa. Nếu không mở rộng bán hàng ra nước ngoài, Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể duy trì mở rộngsản xuất vũ khí. Các công ty công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải tranh giành hợp đồng trên thị trường quốc tế và sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Các vấn đề cơ cấu khác làm chậm tiến độ phát triển của công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳbao gồm chủ nghĩa tư bản thân hữu, chính trị hóa cực đoan và thiếu hụt nguồn nhân lực do chảy máu chất xám.

Giai đoạn vài năm tới sẽ rất quan trọng với tương lai của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. Việc ngành này có thể vượt qua giai đoạn bền vững và phát triển thành một “người chơi” toàn cầu hay không sẽ phụ thuộc vào các quyết định và bước đi mà Ankara thực hiện.

Theo Thu Hằng/Báo Tin tức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/nganh-cong-nghiep-vu-khi-tho-nhi-ky-dang-ket-thuc-%E2%80%98cau-chuyen-thanh-cong%E2%80%99/20200620124133424