Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Ngày 17/5 diễn ra Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024 tại thành phố Hà Nội thu hút đông đảo đại biểu tham dự.

Ngày 17/5, diễn ra Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024 tại thành phố Hà Nội.

Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực Công Thương năm 2023, 6 tháng đầu năm 2024 và đề ra các giải pháp thực hiện kế hoạch ngành Công Thương năm 2024 của Sở Công Thương 28 tỉnh, thành phố.

Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Công Thương, UBND Thành phố Hà Nội, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, đại diện các Cục, Vụ, Viện và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương Hà Nội, các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan, Sở Công Thương các tỉnh phía Bắc, đại diện Sở Công Thương các thành phố Trực thuộc Trung ương, đại diện Sở Công Thương khu vực miền Trung – Tây Nguyên và khu vực phía Nam; các Hội, Hiệp hội và các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình Trung ương và Hà Nội.

Hội nghị đã tập trung thảo luận các vấn đề còn vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Công Thương; đề xuất các cơ chế, giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy liên kết, hợp tác phát triển ngành Công Thương giữa các địa phương trong thời gian tới; tham luận, thảo luận, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương; kiến nghị đề xuất những chế độ chính sách liên quan và giải pháp hoàn thành nhiệm vụ của ngành. Phát triển các loại hình kinh tế ban đêm, kinh tế chia sẻ…; tăng cường thu hút và xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng công nghiệp, thương mại; tuyên truyền phổ biến kiến thức, đào tạo hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác lợi thế các FTA đã ký kết … trong thời gian tới; bàn thảo phương thức, cơ chế, các giải pháp và định hình các mối liên kết, hợp tác phát triển ngành Công Thương giữa các địa phương; đề xuất cơ chế phối hợp triển khai các chương trình, dự án, kế hoạch...; công bố và trao cờ đăng cai tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XI, năm 2025.

Dưới đây là một số hình ảnh tại hội nghị:

 Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Sinh nhật Tân cho biết, hội nghị lần này nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực Công Thương năm 2023, 6 tháng đầu năm 2024 và đề ra các giải pháp thực hiện kế hoạch ngành Công Thương 6 tháng cuối năm 2024 của Sở Công Thương 28 tỉnh, thành phố

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Sinh nhật Tân cho biết, hội nghị lần này nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực Công Thương năm 2023, 6 tháng đầu năm 2024 và đề ra các giải pháp thực hiện kế hoạch ngành Công Thương 6 tháng cuối năm 2024 của Sở Công Thương 28 tỉnh, thành phố

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024 tại thành phố Hà Nội

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024 tại thành phố Hà Nội

Bộ Công Thương và lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đồng chủ trì hội nghị.

Bộ Công Thương và lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đồng chủ trì hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Sinh nhật Tân, phát biểu khai mạc hội nghị

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Sinh nhật Tân, phát biểu khai mạc hội nghị

 Ông Lê Hồng Sơn – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho rằng việc phối hợp giữa các thành viên trong vùng phía Bắc còn nhiều hạn chế. Để phát triển bền vững cần có sự tăng cường, thắt chặt hơn nữa giữa ngành Công Tthương các địa phương góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Thành phố Hà Nội mong ý kiến chỉ đạo và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Công Thương các tỉnh nói chung và Hà Nội nói riêng

Ông Lê Hồng Sơn – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho rằng việc phối hợp giữa các thành viên trong vùng phía Bắc còn nhiều hạn chế. Để phát triển bền vững cần có sự tăng cường, thắt chặt hơn nữa giữa ngành Công Tthương các địa phương góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Thành phố Hà Nội mong ý kiến chỉ đạo và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Công Thương các tỉnh nói chung và Hà Nội nói riêng

 Ông Quách Tấn Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, đánh giá thời gian qua các bộ, ngành đã hỗ trợ tỉnh Hòa Bình rất nhiều trong lĩnh vực Công Thương giúp tỉnh đạt các chỉ tiêu được giao. Tại hội nghị ông Liêm đề xuất Bộ Công Thương chủ trì tạo cơ chế liên kết dựa vào thế mạnh của từng ngành

Ông Quách Tấn Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, đánh giá thời gian qua các bộ, ngành đã hỗ trợ tỉnh Hòa Bình rất nhiều trong lĩnh vực Công Thương giúp tỉnh đạt các chỉ tiêu được giao. Tại hội nghị ông Liêm đề xuất Bộ Công Thương chủ trì tạo cơ chế liên kết dựa vào thế mạnh của từng ngành

 Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương đề nghị các đại biểu, các đơn vị tập trung nêu ra các giải pháp để tăng cường liên kết phát triển ngành Công Thương các địa phương

Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương đề nghị các đại biểu, các đơn vị tập trung nêu ra các giải pháp để tăng cường liên kết phát triển ngành Công Thương các địa phương

 Ông Phạm Văn Hóa – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An, đề nghị Bộ Công Thương có chính sách hỗ trợ, bố trí nguồn vốn nâng cấp xây dựng hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho các cửa khẩu biên giới. Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương tăng hỗ trợ đối với các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng sản xuất kinh doanh tại khu vực miền núi, biên giới, có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Nghệ An cũng đề xuất tăng cường tính liên kết vùng bằng việc chọn lựa các trung tâm lớn như Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ninh là các điểm trọng tâm của khu vực

Ông Phạm Văn Hóa – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An, đề nghị Bộ Công Thương có chính sách hỗ trợ, bố trí nguồn vốn nâng cấp xây dựng hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho các cửa khẩu biên giới. Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương tăng hỗ trợ đối với các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng sản xuất kinh doanh tại khu vực miền núi, biên giới, có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Nghệ An cũng đề xuất tăng cường tính liên kết vùng bằng việc chọn lựa các trung tâm lớn như Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ninh là các điểm trọng tâm của khu vực

 Bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh chia sẻ về các hoạt động tiết kiệm điện năng thời gian qua ở tỉnh Quảng Ninh góp phần vào việc tiết kiệm điện của toàn quốc. Để tăng cường các hoạt động đảm bảo an toàn lưới điện trong tình trạng nắng nóng kéo dài trong năm 2024, Sở Công Thương Quảng Ninh đề xuất 6 giải pháp. Trong đó, Quảng Ninh đề xuất sớm ban hành cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà tại các địa phương

Bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh chia sẻ về các hoạt động tiết kiệm điện năng thời gian qua ở tỉnh Quảng Ninh góp phần vào việc tiết kiệm điện của toàn quốc. Để tăng cường các hoạt động đảm bảo an toàn lưới điện trong tình trạng nắng nóng kéo dài trong năm 2024, Sở Công Thương Quảng Ninh đề xuất 6 giải pháp. Trong đó, Quảng Ninh đề xuất sớm ban hành cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà tại các địa phương

 Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, liên kết vùng chưa được kịp thời, thể hiện trong việc triển khai quy hoạch quốc gia. Việc chuyển đổi số chung của ngành chưa được định hình, chưa có sự xuyên suốt từ bộ đến các sở ở địa phương.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, liên kết vùng chưa được kịp thời, thể hiện trong việc triển khai quy hoạch quốc gia. Việc chuyển đổi số chung của ngành chưa được định hình, chưa có sự xuyên suốt từ bộ đến các sở ở địa phương.

 Ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng đề nghị, Bộ Công Thương sớm trình Chính phủ xem xét, ban hành Luật Công nghiệp trọng điểm, Luật Công nghiệp hỗ trợ và ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển Cụm công nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng đề nghị, Bộ Công Thương sớm trình Chính phủ xem xét, ban hành Luật Công nghiệp trọng điểm, Luật Công nghiệp hỗ trợ và ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển Cụm công nghiệp.

 Ông Hoàng Chí Hiền – Giám đốc Sở Công Thương Lào Cai cho rằng, cần đẩy mạnh rà soát các cơ chế, chính sách phát triển logistics, góp phần hoàn thiện khung khuôn khổ pháp lý đối với dịch vụ logistics; nghiên cứu, đề xuất cơ chế đặc thù cho phát triển logistics; tiếp tục nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính cho dịch vụ logistics; tăng cường năng lực và nâng cao vai trò QLNN đối với dịch vụ logistics trên địa bàn; tăng cường nhận thức về QLNN đối với dịch vụ logistics trong tất cả các cấp, ngành, doanh nghiệp.

Ông Hoàng Chí Hiền – Giám đốc Sở Công Thương Lào Cai cho rằng, cần đẩy mạnh rà soát các cơ chế, chính sách phát triển logistics, góp phần hoàn thiện khung khuôn khổ pháp lý đối với dịch vụ logistics; nghiên cứu, đề xuất cơ chế đặc thù cho phát triển logistics; tiếp tục nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính cho dịch vụ logistics; tăng cường năng lực và nâng cao vai trò QLNN đối với dịch vụ logistics trên địa bàn; tăng cường nhận thức về QLNN đối với dịch vụ logistics trong tất cả các cấp, ngành, doanh nghiệp.

 Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), báo cáo tình hình kết quả kinh doanh của EVN thời gian qua. EVN cũng cảm ơn các tỉnh vì phối hợp với EVN trong việc thực hiện chỉ thị của thủ tướng về việc tiết kiệm điện, đảm bảo cung ứng điện.

Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), báo cáo tình hình kết quả kinh doanh của EVN thời gian qua. EVN cũng cảm ơn các tỉnh vì phối hợp với EVN trong việc thực hiện chỉ thị của thủ tướng về việc tiết kiệm điện, đảm bảo cung ứng điện.

 Đại diện lãnh đạo Tập đoàn Central Retail Việt Nam, báo cáo 6 chương trình mà tập đoàn đã phối hợp với Bộ Công Thương và các tỉnh thành thành công trong thời gian qua. Đơn vị này cũng mong muốn tiếp tục giới thiệu các sản phẩm của địa phương, tư vấn các địa điểm có thể phát triển hạ tầng thương mại tại địa phương.

Đại diện lãnh đạo Tập đoàn Central Retail Việt Nam, báo cáo 6 chương trình mà tập đoàn đã phối hợp với Bộ Công Thương và các tỉnh thành thành công trong thời gian qua. Đơn vị này cũng mong muốn tiếp tục giới thiệu các sản phẩm của địa phương, tư vấn các địa điểm có thể phát triển hạ tầng thương mại tại địa phương.

 Đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua Bộ Công Thương đã gỡ nút thắt trong việc quản lý, đấu giá tài sản công, quản lý chợ truyền thống

Đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua Bộ Công Thương đã gỡ nút thắt trong việc quản lý, đấu giá tài sản công, quản lý chợ truyền thống

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, đã tập trung thúc đẩy hạ tầng cho thương mại điện tử, đào tạo nâng cao năng lực cho các bộ cơ quan quản lý nhà nước các Bộ, ngành và các địa phương, tăng cường xúc tiến các hoạt động thương mại điện tử ở nhiều tỉnh thành

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, đã tập trung thúc đẩy hạ tầng cho thương mại điện tử, đào tạo nâng cao năng lực cho các bộ cơ quan quản lý nhà nước các Bộ, ngành và các địa phương, tăng cường xúc tiến các hoạt động thương mại điện tử ở nhiều tỉnh thành

Cuối hội nghị, ban tổ chức thực hiện nghi thức Trao quyền đăng cai tổ chứ Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XI - năm 2025

Cuối hội nghị, ban tổ chức thực hiện nghi thức Trao quyền đăng cai tổ chứ Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XI - năm 2025

Bên lề hội nghị là không gian trưng bày các sản phẩm đặc trưng của các tỉnh, thành...

Bên lề hội nghị là không gian trưng bày các sản phẩm đặc trưng của các tỉnh, thành...

Không gian thu hút sự tham quan của đông đảo đại biểu

Không gian thu hút sự tham quan của đông đảo đại biểu

Sản phẩm trưng bày bên lề hội nghị

Sản phẩm trưng bày bên lề hội nghị

Sản phẩm đặc trưng tỉnh Phú Thọ

Sản phẩm đặc trưng tỉnh Phú Thọ

Khu vực phía Bắc Việt Nam với 28 tỉnh và thành phố, nằm trên một diện tích tự nhiên rộng lớn 150.058,5 km2, chiếm tới 45,28% diện tích tự nhiên của cả nước, theo Niên giám Thống kê năm 2022. Khu vực này có dân số đông đảo, với 44,93 triệu người, chiếm 45,17% dân số cả nước, và mật độ dân số trung bình là 299 người/km2.

Khu vực phía Bắc Việt Nam bao gồm 3 vùng chính: Vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Bắc Trung bộ. Những vùng này đều có vị trí địa lý quan trọng, đóng vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của cả nước. Địa hình đa dạng và tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy của Bắc Việt Nam được đầu tư và nâng cấp liên tục, phát triển khá đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Bắc Việt Nam giáp Trung Quốc ở phía Bắc, Lào ở phía Tây và Vịnh Bắc Bộ ở phía Đông, tạo lợi thế trong việc mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực.

Thế Duy

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/nganh-cong-thuong-28-tinh-thanh-pho-khu-vuc-phia-bac-tang-cuong-lien-ket-hop-tac-cung-phat-trien-320605.html