Nghề đúc đồng Ngũ Xã ngày nay

Nằm về phía Đông Bắc của Hà Nội, có một ngôi làng nhỏ nằm nhô ra trên hồ Trúc Bạch , tạo nên một bán đảo có địa thế tuyệt đẹp khu vực Hồ Tây – Trúc Bạch. Đó chính là làng Ngũ Xã thuộc phường Trúc Bạch, quận Ba Đình ngày nay. Đây là nơi đã sản sinh ra biết bao thế hệ những người làm nghề đúc đồng và các sản phẩm đồng đúc, để phục vụ đời sống của người dân kinh thành Thăng Long xưa.

 Xưa kia nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là 1 trong 4 nghề tinh hoa nhất của kinh thành Thăng Long , bởi thế nên mới tồn tại câu vè: ‘Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã’.

Xưa kia nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là 1 trong 4 nghề tinh hoa nhất của kinh thành Thăng Long , bởi thế nên mới tồn tại câu vè: ‘Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã’.

.Ngũ Xã nghĩa là gồm có 5 làng (Đông Mai, Châu Mỹ, Làng Thượng, Diên Tiên và Dao Niên thuộc huyện Văn Lâm - Hải Hưng và Thuận Thành - Hà Bắc) cũ, vốn có nghề đúc thủ công.

Dân 5 làng kéo về Thăng Long lập nghiệp và lập nên làng nghề đúc đồng mới, lấy tên Ngũ Xã để ghi nhớ 5 làng là quê gốc của mình. Họ tổ chức thành phường nghề riêng, gọi là phường đúc đồng Ngũ Xã.

Có một điều độc đáo trong các sản phẩm đồng đúc của Ngũ Xã, đó là kỹ thuật đúc liền khối, kể cả những sản phẩm lớn và rất lớn .

Những sản phẩm đồng đúc ở Ngũ Xã mặc dù trải qua bao thăng trầm cùng thời gian, nhưng đến nay vẫn được coi là hình mẫu về nghệ thuật và chất lượng, mà không có lò đúc đồng nào trên cả nước sánh kịp .

Nổi bật trong số đó là hai tác phẩm nghệ thuật lớn, nói lên tài năng , trí tuệ và bí quyết của những nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã, đó là tượng thần Trấn Vũ bằng đồng hun đặt tại đền Quan Thánh và pho tượng Phật A Di Đà được đặt tại chùa Thần Quang nằm ngay trên đất Ngũ Xã. (Trong ảnh là tượng phật A Di Đà chùa Thần Quang)

Ngày nay nếu tìm về Ngũ Xã thì chỉ còn gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng là một trong hai gia đình hiếm hoi còn làm nghề đúc đồng truyền thống của ông cha ở đây .

- Tại xưởng của nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng, ngoài việc dùng để sản xuất, còn là nơi trưng bày nhiều pho tượng đồng kỹ thuật tinh xảo, và cũng là địa chỉ lui tới của khách tham quan, tìm hiểu về nghệ thuật đúc đồng, văn hóa Việt Nam của nhiều du khách Quốc tế .

Ở đây có rất nhiều khách hàng của trong và ngoài nước, vì vậy không khí làm việc tại nhà xưởng luôn khẩn trương hết công suất .

Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng luôn trăn trở là làm sao để có thể tiếp tục lưu giữ mãi mãi nghề đúc đồng truyền thống này, đó cũng là cách để lưu truyền những tinh hoa của đất xưa Hà Thành .

Điều này đã khẳng định lòng yêu nghề, tài năng, sự thông minh sáng tạo, sự chuẩn xác của đôi mắt nhìn cùng với đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân Ngũ Xã. Chính những yếu tố đó đã góp phần nối dài thêm danh tiếng của nghề đúc đồng Ngũ Xã, dư âm của gần 500 năm tồn tại một làng nghề đúc đồng như một lời khẳng định tinh hoa của nghề đúc đồng sẽ vẫn mãi tồn tại trên chính mảnh đất Ngũ Xã xinh đẹp này .

NSNA An Khang-Văn Phúc

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/nghe-duc-dong-ngu-xa-ngay-nay-325684.html