Nghệ nhân Văn Tài chia sẻ hữu ích về cách nhân giống hoa lan rừng khỏe mạnh

Hoa lan rừng rất quý hiếm, vì thế người trồng cần có kỹ thuật để nhân giống và bảo tồn.

Nghệ nhân Văn Tài (tên đầy đủ là Trần Văn Tài) hiện đang ở hữu vườn hoa lan với nhiều giống đột biến, độc và lạ sẽ chia sẻ đến bạn cách chăm sóc cũng như nhân giống đơn giản ngay tại vườn.

Bởi vì giống hoa lan rừng rất khó kiếm cho nên nhiều nghệ nhân thường nhân giống cây ngay tại vườn bằng kinh nghiệm mình có được. Anh Văn Tài cũng vậy, mặc dù đến với hoa lan được 3 năm nhưng anh lại có kỹ thuật nhân giống cây giúp cây phát triển rất khỏe mạnh.

Chân dung nghệ nhân hoa lan Văn Tài

Anh Văn Tài được biết đến là người khá “mát tay” trong việc trồng và chăm sóc hoa lan, những giò lan mới được anh chau chuốt, tỉ mỉ từng chút một và phát triển rất khỏe mạnh khi được tách từ cây gốc. Chính anh tự tìm tòi và đã biết cách nhân giống hoa lan vừa tiết kiệm lại vừa đạt hiệu quả cao.

Anh Văn Tài cho biết: “ Mùa Xuân là vạn vật đều sinh sôi nảy nở, thời tiết khí hậu hài hòa cho nên rất thích hợp để nhân giống cây, hơn nữa hoa lan là loài hoa thường bám vào thân cây gỗ để hút chất dinh dưỡng, thời điểm mùa Xuân là rất thích hợp”.

Nghệ nhân Văn Tài, với bất cứ cây nào cũng vậy, khi cây mẹ khỏe thì việc nảy mầm cây con cũng mới khỏe được. Cho nên điều cần làm đó là chăm sóc cây gốc khỏe mạnh, có đủ chất dinh dưỡng, không có sâu bệnh, khả năng sinh trưởng tốt, như thế thì cây con sau khi được tách ra sẽ không bị còi cọc, ít bị nhiễm nấm.

Nghệ nhân Văn Tài (bên phải) chia sẻ cách nhân giống lan với người bạn có cùng đam mê

Việc nhân giống hoa lan rừng không khó khăn nhưng nếu như không trang bị kỹ thuật tốt thì cũng khó có thể giúp cho cây con khỏe mạnh, phát triển bình thường như cây gốc. Những điều anh Tài đúc rút trong khoảng thời gian hơn 3 năm gắn bó với cây hoa lan đã được anh chia sẻ với nhiều anh em trên mọi miền đất nước.

Khi tách cây con khỏi cây mẹ thì bạn cần phải sát khuẩn vật dụng tách bằng cách hơ trên lửa hoặc nhúng cồn, mục đích là để cây con không bị nhiễm khuẩn, hoặc lây bất cứ sâu bệnh nào từ cây gốc. Khi cắt cần cắt sát gốc và kèm theo bộ rễ cũng như giá thể của cây.

Anh Văn Tài chia sẻ: “ Cây cũng cần có nguồn gốc, cội nguồn của nó, để cây có thể làm quen dần với không gian, môi trường mới. Khi tách cây ra thì cần nhúng gốc vào tro để giúp cây có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng. Khi đã nhân giống xong thì bạn nên đặt chậu cây con mới tại vị trí bóng râm, nhiệt độ vừa phải và thoáng mát”.

Anh Văn Tài (áo kẻ đứng giữa) tham gia các hội yêu lan để chia sẻ kinh nghiệm

Nghệ nhân Văn Tài còn chia sẻ thêm, đối với cây con khi mới tách sẽ cần tưới nước 2 lần 1 ngày, không nên lạm dụng quá nhiều phân bón sẽ khiến cho cây bị sót, hãy cho cây ra ngoài ánh sáng nếu như bạn kiểm tra thấy cây còi cọc hoặc không có hiện tượng cao lên.

Trong thời gian tới nghệ nhân Văn Tài sẽ tiếp tục mở rộng mô hình và nhân giống cây nhiều hơn nữa để bảo tồn được các giống cây lan quý hiếm của Việt Nam. Với những người mới bắt đầu thì chắc chắn những chia sẻ của anh Tài rất hữu ích phải không?

Thu Hà

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nghe-nhan-van-tai-chia-se-huu-ich-ve-cach-nhan-giong-hoa-lan-rung-khoe-a511774.html