Nghịch lý giá dầu và Mỹ loay hoay cầm gậy trừng phạt

Trừng phạt trở thành công cụ ưa thích khi Mỹ dựa vào thế thống trị trong hệ thống tài chính quốc tế để trừng phạt các nước, thể chế và cá nhân.

Tuy nhiên, tờ báo này cho rằng chính quyền của Tổng thống Trump có thể sẽ phải hối tiếc khi đã tái khởi động các đòn trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ và ngân hàng của Iran, bất chấp việc Tehran vẫn tuân thủ thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 mà ông Trump đơn phương "xé bỏ".

Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và các đối thủ của Mỹ như Nga và Trung Quốc vốn ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran, đã tỏ thái độ giận giữ và tuyên bố sẽ tìm cách “hạ gục” chiến dịch “gây sức ép tối đa” của Washington nhằm vào Tehran.

Theo The National Interest, Iran có thể vẫn ở lại thỏa thuận này với hy vọng ông Trump sẽ chỉ nắm giữ cương vị tổng thống Mỹ trong 1 nhiệm kỳ, song nước này cũng sẽ đối đầu với Mỹ ở những nơi khác và rốt cục sẽ từ từ nối lại năng lực vũ khí hạt nhân của mình, gây bất ổn hơn nữa cho khu vực Trung Đông vốn đã như "chảo lửa".

Mỹ ỷ thế thống trị để áp đặt trừng phạt dù đơn phương xé bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran

Mỹ ỷ thế thống trị để áp đặt trừng phạt dù đơn phương xé bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran

Chính quyền Trump khẳng định rằng Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân là để thương lượng về một “thỏa thuận tốt hơn”. Những điều kiện mà ông Trump đưa ra là Iran phải thay đổi các chính sách đối ngoại và đối nội mà nước Cộng hòa Hồi giáo này đã theo đuổi trong vòng 40 năm qua.

Trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên của mình, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra 12 yêu cầu cho các cuộc thương lượng mới, trong đó chấm dứt cả chương trình tên lửa và hạt nhân của Iran và hoàn toàn rút khỏi các cuộc xung đột khu vực.

Theo The National Interest, chính quyền của Tổng thống Trump có thể không muốn đánh tụt lượng dầu mỏ xuất khẩu của Iran xuống con số 0 kể từ ngày 5/11 nên đã miễn cho 8 nước và vùng lãnh thổ không phải chịu lệnh trừng phạt mới của Mỹ trong vòng 6 tháng.

EU công khai chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran

Trong thời gian tới, Iran được cho là sẽ có nhiều cách để “lách” trừng phạt của Mỹ, nhất là trong bối cảnh tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ phía EU, Nga, Trung Quốc và nhiều đối tác khác.

Ví dụ, Iran sẽ tìm cách lách trừng phạt để bán dầu của mình bằng cách pha trộn dầu của mình với dầu thô của Nga và các nước khác. Liên minh châu Âu đang tìm cách triển khai một cơ chế mới nhằm né tránh hệ thống tài chính Mỹ, qua đó không chỉ giúp hỗ trợ hoạt động thương mại của khối với Iran mà còn có thể hủy hoại các biện pháp trừng phạt trong tương lai.

Tờ báo Mỹ nhấn mạnh sẽ là một sự mất mát chiến lược lớn đối với Washington nếu người dân Iran, vốn là những người dân khu vực Trung Đông ủng hộ Mỹ nhiều nhất, quay lưng lại với Mỹ và tìm cách tăng cường mối quan hệ với các cường quốc đang trỗi dậy khác.

Bảo Minh

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/bnghich-ly-gia-dau-va-my-loay-hoay-cam-gay-trung-phatb-3368820/