Nghiên cứu của ĐH Harvard: Càng mua nhiều đồ chơi càng khiến trí não trẻ kém phát triển

Khi có quá nhiều đồ chơi, trẻ sẽ không có cảm giác khao khát và nhanh cả thèm chóng chán, hoàn toàn không tốt cho sự phát triển trí não.

Không thể phủ nhận sự thật rằng, nhiều gia đình ngày nay có điều kiện tốt nên có thể thỏa mãn bất cứ thứ gì con mình muốn. Hầu như đứa trẻ nào cũng có rất nhiều đồ chơi, có những món đồ chơi chỉ đụng vào vài lần đã chán, vứt lăn lóc khắp nhà.

Liệu rằng có bao nhiêu cha mẹ suy nghĩ nghiêm túc về câu hỏi này: Mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ là tốt hay xấu?

Cha mẹ yêu thương con nên mua nhiều đồ chơi để chiều chuộng là điều bình thường. Thế nhưng trên thực tế, việc cho trẻ quả nhiều đồ chơi chưa hẳn đã tốt. Bỏ qua những vấn đề an toàn, việc có nhiều đồ chơi có hại nhiều hơn lợi cho một đứa trẻ.

Các nhà tâm lý học tại Đại học Harvard đã đưa ra kết luận về vấn đề này: Trẻ có quá nhiều đồ chơi hoàn toàn không tốt cho trí não.

Trẻ có nhiều đồ chơi hoàn toàn không tốt như cha mẹ nghĩ. (Ảnh minh họa)

Trẻ có nhiều đồ chơi hoàn toàn không tốt như cha mẹ nghĩ. (Ảnh minh họa)

Trong một thí nghiệm, người ta chia 36 đứa trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm 18 người. Nhóm trẻ thứ 1, mỗi đứa trẻ được cho 18 món đồ chơi. Nhóm trẻ thứ 2, mỗi đứa trẻ được cho 4 món đồ chơi.

Kết quả cho thấy, nhóm trẻ thứ 2 rất thích chơi với những món đồ mình hiện có, thậm chí còn sáng tạo, đổi mới cách chơi. Còn nhóm trẻ thứ 1 vì quá nhiều đồ chơi nên chỉ một lúc là chán, không tập trung chơi được cái nào quá lâu, cũng chẳng bộc lộ cảm xúc vui thích khi có đồ chơi.

Giải thích về kết quả khác biệt này, các nhà khoa học cho rằng có 2 yếu tố chính:

- Ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ

Quá nhiều đồ chơi sẽ không mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, ngược lại còn khiến chúng mất tập trung, không có hứng thú. Trẻ dễ dàng chơi một món đồ nào đó trong thời gian ngắn, chúng không cần phải đợi tìm hiểu cách chơi, cũng không thấy thú vị với món đồ này và dễ dàng chuyển sang thứ khác hấp dẫn hơn.

- Không có ý thức về việc nâng niu

Nếu có nhiều đồ chơi, trẻ sẽ không trân trọng món đồ mình đang có. Khi trẻ quen với việc này, chúng sẽ không có cảm giác khao khát và nâng niu món đồ chơi mới nào nữa.

Những nghiên cứu từ Đại học Oxford cũng chỉ ra rằng, trẻ có quá nhiều đồ chơi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não. Những đứa trẻ có nhiều đồ chơi thường có sự phát triển trí tuệ kém hơn nhiều so với trẻ có ít đồ chơi.

Cha mẹ nên lựa đồ chơi như thế nào để tốt cho sự phát triển trí não của trẻ?

Những món đồ chơi đơn giản, hợp lý không chỉ mang đến cho trẻ những phương pháp chơi phong phú mà còn có tác dụng khơi dậy trí tưởng tượng và nâng cao khả năng sáng tạo của trẻ.Khi chọn đồ chơi cho trẻ, cha mẹ hãy xem xét các loại sau:

1. Đồ chơi hội họa

Đồ chơi phù hợp nhất cho trẻ em là những món đồ liên quan đến hội họa. Khi tiếp xúc với những nét vẽ nghệch ngoạc, trẻ sẽ nâng cao khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú. Mẹ có thể mua cho bé đất nặn, bút sắp, giấy vẽ, sách tập tô... để trẻ làm quen với việc tô vẽ và thỏa sức sáng tạo.

2. Đồ chơi nhạc cụ

Sau khi trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ có thể chuẩn bị một số đồ chơi bằng nhạc cụ có âm thanh như kèn harmonica, guitar nhỏ, keyboard... Những món đồ chơi này đặc biệt phù hợp với những trẻ nhạy cảm với âm thanh và nhịp điệu. Có thể kích thích tài năng âm nhạc của trẻ một cách hiệu quả.

3. Đồ chơi thể thao

Khi trẻ lớn hơn một chút, có thể chạy nhảy, nô đùa, cha mẹ cũng cần chuẩn bị một số đồ chơi thể thao cho trẻ. Chẳng hạn như bóng, xe đạp thăng bằng… là những lựa chọn tốt, giúp trẻ vừa tập thể dục vừa vui chơi.

Những đồ chơi hình khối, lắp ráp sẽ kích thích trí thông minh của trẻ (Ảnh minh họa).

4. Đồ chơi giáo dục

Những món đồ chơi mang tính giáo dục, kích thích não bộ như rubic, xếp hình, lắp ghép… nên được mua nhiều cho trẻ. Chúng rất có ích cho việc phát triển trí tuệ, rèn luyện sự tập trung, đồng thời giúp trẻ cải thiện khả năng nhận thức và tư duy logic một cách hiệu quả.

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/nghien-cuu-cua-dh-harvard-cang-mua-nhieu-do-choi-cang-khien-tri-nao-tre-kem-phat-trien-222021232154655320.htm