Nghiên cứu mới cho thấy 'cải lão hoàn đồng' là có thật

Tuy nhiên, trước khi giấc mơ trẻ hóa hoàn toàn xảy ra, nghiên cứu mới sẽ giúp điều trị các bệnh như viêm xương khớp và teo cơ bắp, gây ra bởi sự lão hóa tế bào mô.

Theo Futurity, các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc biến những tế bào già cỗi về trạng thái trẻ trung, mạnh mẽ đến đáng kinh ngạc. Bằng chứng là những con chuột già trong thí nghiệm đã lấy lại được sức trẻ, sau khi các tế bào hiện tại của chúng điều trị protein trẻ hóa và được cấy ngược trở lại.

"Chúng tôi luôn tự hỏi liệu có thể tua ngược chiếc đồng hồ sinh học mà không gây ra xáo trộn về mặt chức năng của các tế bào gốc hay không. Và câu trả lời đã được tìm thấy.

Bằng cách kiểm soát chặt chẽ quá trình tiếp xúc của các protein riêng biệt, chúng tôi đã tạo ra động lực thúc đẩy trẻ hóa cho nhiều dạng tế bào sống ở người", nhà nghiên cứu Vittorio Sebastiano, trợ lý Giáo sư sản khoa tại Đại học Stanford và là tác giả chính nghiên cứu cho biết.

 Việc biến những tế bào già cỗi về trạng thái trẻ trung, mạnh mẽ cho thấy "cải lão hoàn đồng" là có thể ở góc độ tế bào. Ảnh: Futurity.

Việc biến những tế bào già cỗi về trạng thái trẻ trung, mạnh mẽ cho thấy "cải lão hoàn đồng" là có thể ở góc độ tế bào. Ảnh: Futurity.

"Cải lão hoàn đồng" là có thật

Nhóm nghiên cứu đã đưa các protein vào quá trình phát triển phôi. Từ đó, họ phát hiện các tế bào trưởng thành có thể được tái tạo để trở thành tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng iPS.

Các tế bào iPS có thể trở thành gần như mọi loại tế bào trong cơ thể, bất kể chúng được lấy từ bộ phận nào. Đây được xem là điểm mấu chốt quan trọng trong ngành y học tái tạo và nghiên cứu dược phẩm.

Kết quả sau cùng cũng cho thấy gần như không có sự khác biệt giữa tế bào trưởng thành được chiết từ thí nghiệm và tế bào non trong thực tế.

“Chúng tôi rất vui mừng với phát hiện này”, Thomas Rando, Giáo sư khoa học thần kinh và là Giám đốc Viện Sinh học Lão hóa Glenn thuộc Đại học Standford cho biết.

“Các đồng nghiệp và tôi đã theo đuổi việc trẻ hóa các mô, kể từ khi những nghiên cứu của chúng tôi vào đầu năm 2000 cho thấy nhiều yếu tố mang tính hệ thống có thể trẻ hóa các mô già.

Vào năm 2012, chúng tôi đã đề xuất sử dụng các yếu tố tái tạo để trẻ hóa tế bào và mô. Giờ đây, những bằng chứng tích cực sau thí nghiệm này cho thấy chúng tôi đã tiếp cận đúng cách”, ông nói.

Tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng là gì?

Tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng gọi tắt là iPS (hay iPSC) là loại tế bào được tạo ra từ các tế bào trưởng thành. Nơi tiên phong trong công nghệ này là phòng thí nghiệm của Giáo sư Shinya Yamanaka tại Đại học Kyoto, Nhật Bản.

Năm 2006, ông công bố 4 gene với các yếu tố sao chép được mã hóa đặc biệt, giúp biến đổi tế bào trưởng thành sang các tế bào gốc đa tiềm năng.

Cùng với Giáo sư John Gurdon, ông được trao giải Nobel Y sinh 2012 cho những “phát hiện về các tế bào trưởng thành có khả năng được tái lập trình để trở thành những tế bào gốc đa tiềm năng”.

Phương pháp này sẽ giúp điều trị các bệnh chẳng hạn như viêm xương khớp và teo cơ bắp, gây ra bởi sự lão hóa của các tế bào mô. Ảnh: Harvard.edu.

Các tế bào gốc đa tiềm năng hứa hẹn tương lai đầy triển vọng trong lĩnh vực y học tái tạo. Bởi chúng có khả năng sinh sôi vô hạn, cũng như có thể phát triển thành mọi loại tế bào khác trong cơ thể như thần kinh, tim, tụy và gan.

Đây có thể coi là nguồn cung tế bào duy nhất có khả năng thay thế cho những bộ phận bị tổn thương, mất mát do tai nạn hay bệnh tật.

Để tạo ra các tế bào iPS từ tế bào trưởng thành, chẳng hạn như tế bào da, các nhà nghiên cứu cho chúng tiếp xúc với một chuỗi các protein có vai trò cốt yếu trong quá trình phát triển gốc phôi.

Cụ thể, phương pháp này hàng ngày đưa các RNA - gen thông tin đi truyền tải những thông điệp liên tục, có sức sống ngắn hạn vào các tế bào trưởng thành.

Giáo sư Shinya Yamanaka thuộc Đại học Kyoto, Nhật Bản là người đi tiên phong trong công nghệ tế bào gốc đa năng cảm ứng iPS. Ảnh: UCSF.

Theo thời gian, các protein này ngăn chặn lão hóa ở gen, đẩy chúng đi ngược dòng thời gian phát triển cho đến khi chúng giống với các tế bào gốc trẻ trung được chiết ra ban đầu.

Nhóm nghiên cứu Đại học Stanford từng so sánh biểu hiện gen của các tế bào được điều trị protein và các tế bào bình thường, cả hai nhóm đều lấy từ người cao tuổi, với các mẫu tế bào không được điều trị protein từ những người trẻ tuổi.

Họ phát hiện các tế bào từ người cao tuổi có dấu hiệu đảo ngược lão hóa chỉ sau bốn ngày tiếp xúc các yếu tố tái tạo. Trong khi các tế bào cao tuổi bình thường biểu hiện mức độ gen cao hơn với các cách lão hóa đã biết, các tế bào cao tuổi được điều trị gần giống với tế bào trẻ hơn trong kiểu biểu hiện gen.

Đại Việt

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nghien-cuu-moi-cho-thay-cai-lao-hoan-dong-la-co-that-post1066598.html