Ngộ độc thuốc tê - 'việc nóng' của ngành y

Ngộ độc thuốc tê là vấn đề 'nóng' trong y khoa nên được Bộ Y tế cùng Tổng Hội Y học việt nam quan tâm và tìm đúng phương pháp điều trị, TS.BS Nguyễn Trung Kiên- Phó chủ nhiệm bộ môn gây mê Bệnh viện Quân Y 103 khẳng định.

Nhầm lẫn ngộ độc thuốc tê và sốc phản vệ

Chiều ngày 22/4/2018, tại Hà Nội, TS.BS Nguyễn Trung Kiên đã chủ trì hội thảo: “Chẩn đoán và xử trí ngộ độc thuốc tê” do Trung tâm Giải pháp Y khoa Mesi tổ chức.

Tham dự Hội thảo có bà Tạ Giang, Giám đốc trung tâm Giải Pháp Y khoa Mesi, đồng thời là Trưởng ban tổ chức chương trình và gần 200 khách mời là các bác sĩ nha khoa đại diện các bệnh viện, trung tâm, phòng khám và sinh viên các trường y phía bắc..

Phát biểu tại hội thảo, Bà Tạ Giang đã nêu lên tầm quan trọng của việc chẩn đoán và xử trí ngộ độc thuốc tê, đồng thời nhấn mạnh việc ngộ nhận các biến cố xảy ra khi sử dụng thuốc tê với sốc phản vệ là nguyên nhân dẫn tới cách xử lý nhầm lẫn, gây nên những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Nhận thức được sự nguy hiểm này, Bà Tạ Giang chia sẻ: Với Mesi, việc cần thiết nhất hiện nay là phải huấn luyện cập nhập kiến thức về ngộ độc thuốc tê cho tất cả nhân viên y tế, có sử dụng thuốc tê trong công việc hàng ngày. Điều này sẽ phần nào giúp họ hiểu đúng và đủ về công việc chuyên môn của mình.

Bà Tạ Giang, Giám đốc Trung tâm Giải pháp Y khoa MESI tặng hoa tri ân diễn giả

Nhân rộng phác đồ chuẩn xử trí ngộ độc thuốc tê

Tại Hội thảo, TS.BS Nguyễn Trung Kiên nhấn mạnh: Ngộ độc thuốc tê là một vấn đề ‘nóng’ trong y khoa nên được Bộ Y tế cùng Tổng Hội Y học Việt Nam quan tâm và tìm đúng phương pháp điều trị.

TS.BS Nguyễn Trung Kiên cho rằng: Sử dụng thuốc tê không phải là đặc quyền của gây mê hồi sức mà là tất cả nhân viên y tế khác vẫn đang sử dụng thuốc tê. Vậy nếu như không phải bác sĩ gây mê mà sử dụng thuốc tê gặp ngộ độc thuốc tê thì điều gì sẽ xảy ra họ sẽ đối diện tình huống đó như thế nào? Để làm được điều đó dễ dàng thì chúng ta phải trang bị, đào tạo cho nhân viên y tế nói chung và bác sĩ gây mê hồi sức nói riêng.

Ông cũng cho biết thêm: Theo thống kê của BV nước Anh năm 2010 thì hầu như các bác sĩ không phải gây mê hồi sức không biết cách tính liều thuốc tê, chứ chưa nói là cấp cứu ngộ độc thuốc tê. Chỉ có 97% bác sĩ gây mê hồi sức biết sử dụng lipofudin 20%. Còn lại 7% bác sĩ không phải gây mê hồi sức biết về lipofudin.

Vậy câu hỏi được đặt ra là: khi cấp cứu ngộ độc thuốc tê xảy đến với một người không phải gây mê hồi sức thì họ làm sao?

TS.BS Nguyễn Trung Kiên chia sẻ: Thứ nhất mình phải trang bị cho họ biết đâu là ngộ độc thuốc tê và sốc phản vệ. Hiệp hội gây tê Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả các bệnh nhân được sử dụng thuốc tê mà có biểu hiện thay đổi về thần kinh, tim mạch thì nên nghĩ đó là trường hợp ngộ độc thuốc tê để xử trí trước, chứ đừng nghĩ đó là sốc phản vệ. Bởi vì theo các nghiên cứu thì phản vệ dị ứng và phản vệ thuốc tê rất hiếm gặp.

TS. BS Nguyễn Trung Kiên cho biết thêm nếu bản chất là ngộ độc thuốc tê mà chúng ta xử lý sang hướng sốc phản vệ thì xác suất cấp cứu thành công cho bệnh nhân lại ngày càng ít đi. Tại hội thảo, TS.BS Nguyễn Trung Kiên cũng đưa ra một phác đồ xử trí ngộ độc thuốc tê chuẩn.

Những thông tin của TS.BS Nguyễn Trung Kiên tại hội thảo đã thu hút được sự tham dự, lắng nghe, thảo luận tích cực, chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận sôi nổi của gần 200 khách mời là bác sĩ, sinh viên.

Nhận thức được tầm quan trọng của chẩn đoán và xử trí ngộ độc thuốc tê, sắp tới đây, trung tâm Giải pháp Y khoa Mesi sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo với chủ đề này tại Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. Đây sẽ là tiền đề để giúp cộng đồng y khoa nhận thức và có cái nhìn đúng đắn để dự phòng và điều trị về thuốc tê và ngộ độc thuốc tê.

TS.BS Nguyễn Trung Kiên- Phó chủ nhiệm bộ môn gây mê bệnh viện Quân Y 103- Ủy viên Ban chấp hành hội gây mê Việt Nam

Các bác sĩ liên tiếp đưa ra rất nhiều câu hỏi tại Hội thảo ‘’chẩn đoán và xử trí ngộ độc thuốc tê’’

Các khách mời tham khảo Phác đồ các bước điều trị ngộ độc thuốc tê.

Hội thảo nhận được sự quan tâm đông đảo của các khách mời

Trung tâm Giải pháp Ykhoa Mesi là đơn vị mới được thành lập vào đầu năm 2018, được ra đời với mong muốn hỗ trợ những công cụ tối ưu nhất giúp nâng cao hiệu quả công việc cũng như tạo cảm hứng đam mê nghề nghiệp đến đội ngũ y, bác sĩ Việt Nam. Hiện tại, trung tâm đang hoạt động trên 3 lĩnh vực chính bao gồm đào tạọ, tư vấn và đầu tư. Tầm nhìn của MESI trong thời gian tới mong muốn sẽ trở thành tổ chức hàng đầu về đào tạo y khoa Việt Nam

Chu Du

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/ngo-doc-thuoc-te-viec-nong-cua-nganh-y-445306.html