Ngộ Entertainment đi đầu việc áp dụng huy động vốn cộng đồng đầu tư phim điện ảnh

Mới đây một hình thức làm điện ảnh mới được đông đảo giới truyền thông xôn xao đó chính là hình thức kêu gọi vốn cộng đồng để làm phim.

Ở Việt Nam hình thức này chưa được áp dụng vào phim điện ảnh, tuy nhiên trong thời gian qua công ty TNHH Truyền thông đa phương tiện Ngộ (Ngộ Entertainment) đã công bố sẽ áp dụng hình thức này vào bộ phim điện ảnh của mình, đánh dấu sự quay trở lại của nhà sản xuất có tiếng, từng sản xuất nhiều phim như: 4 năm hai chàng một tình yêu…

Hình thức gọi vốn SCS ( chia sẻ - kết nối - chia sẻ ). Chủ trương 3S, chia sẻ đam mê, chia sẻ thành công, chia sẻ lợi nhuận và nhiệm vụ của SCS là cách để công ty Ngộ khai thác tối đa việc chia sẻ các giá trị lợi ích trong cộng đồng với nhau.

Ngộ Entertainment cùng các nhà đầu tư quản trị mở thêm các gói cổ phần đầu tư dành cho các nhà đầu tư phổ thông và các nhà đầu tư trải nghiệm trong 2 sự kiện giao lưu gặp gỡ các nhà tài trợ , nhà đầu tư sắp tới tạo mối liên kết chặt chẻ và bền vững mang tính chất xây dựng lâu dài và cùng mở hướng cũng như thêm nhiều cơ hội với tiêu chí ai cũng có thể trở thành nhà đầu tư của dự án phim và cùng chia sẻ lợi nhuận, với các giá trị lợi nhuận về mặt cảm xúc, tinh thần và vật chất tối đa nhất. Nhưng vẫn dựa theo những quy chuẩn hợp tác, với điều lệ công ty, điều khoản thỏa thuận giữa nhà sản xuất với cộng đồng đầu tư. Theo quy tắc và các điều luật chung của hiến pháp và luật pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khó Khăn Chưa có sự gắn kết giữa điện ảnh với truyền hình trong khi ở hầu hết các nền điện ảnh phát triển, truyền hình và điện ảnh gắn kết chặt chẽ, vừa là đầu ra, vừa cung cấp nguồn kinh phí lớn cho điện ảnh.

Chia sẻ những sự khó khăn này từ phía các nhà đầu tư cũng như nhà sản xuất sẽ bắt tay cùng các đơn vị truyền thông tư nhân và các nhà đài, các kênh truyền hình kỷ thuật số, các kênh truyền thông online xác định những quy chuẩn, quy cách cho dòng sản phẩm mẫu đủ điều kiện với các cam kết chuẩn nội dung được duyệt của cục điện ảnh và thống nhất tiêu chí kinh doanh chung của các đơn vị liên kết mua bản quyền và các kỷ thuật theo yêu cầu cam kết của từng đơn vị để tiến hành các hợp đồng biên bản ghi nhớ xác định được phần nào tạo thêm doanh thu cho phim sau khi công chiếu phát hành và phổ biến ở các rạp trên toàn quốc.

Để các nhà đầu tư và nhà sản xuất an tâm trong việc đầu tư sản xuất dài hạn và duy trì kiến tạo sản phẩm luôn đổi mới để phục vụ công chúng. Ngoài các yếu tố kinh doanh dựa theo tiêu chí xây dựng cộng đồng và liên kết chặt chẻ với các đơn vị truyền Thông uy tín trong nước để khai thác bản quyền phim.

Nhà sản xuất cũng sẽ mở rộng con đường hội nhập theo chủ trương: Định hướng xây dựng ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn nhìn từ thực tế phát triển của điện ảnh Trong Quyết định số 1755/QĐ - TTg ngày 08/09/2016 Để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh lớn mạnh, trước hết phải phát triển nội lực điện ảnh dân tộc ở hai khu vực chính là sáng tác - sản xuất và phát hành - phổ biến phim: Tăng số lượng và chất lượng phim Việt Nam, xây dựng các tác phẩm mang bản sắc dân tộc, có giá trị tư tưởng, giáo dục, thẩm mỹ, giải trí và đạt hiệu quả xã hội; phát triển hài hòa các dòng phim chính thống, giải trí và phim nghệ thuật Xây dựng thị trường điện ảnh cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững. Tăng thị phần phim Việt, mở rộng ra nước ngoài với việc xuất khẩu phim Việt. Hướng tới sự công bằng trong hưởng thụ điện ảnh giữa thành thị và nông thôn, ưu tiên phổ biến phim phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa

- Xây dựng thương hiệu điện ảnh Việt Nam với các tác phẩm điện ảnh chất lượng cao, phát triển thương hiệu các Liên hoan phim Việt Nam, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, các sự kiện điện ảnh và các tuần phim Việt Nam ở nước ngoài; Xây dựng thị trường điện ảnh cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững. Tăng thị phần phim Việt, mở rộng ra nước ngoài với việc xuất khẩu phim Việt. Hướng tới sự công bằng trong hưởng thụ điện ảnh giữa thành thị và nông thôn, ưu tiên phổ biến phim phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh - đặc biệt là các thành phần sáng tác, sản xuất phim, chuyên gia kỹ thuật điện ảnh - để bổ sung, thay thế cho các thế hệ đã hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghiệp điện ảnh.

- Mở rộng hợp tác làm phim với nước ngoài.

- Phối hợp chặt chẽ điện ảnh với các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt là du lịch, và hợp tác hiệu quả điện ảnh - truyền hình Trong Quyết định số 1755/QĐ - TTg ngày 08/09/2016 phê duyệt chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, điện ảnh luôn được xếp vào vị trí đầu tiên khi nói đến mục tiêu hay nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Công nghiệp văn hóa được xác định trên các yếu tố cơ bản là sản phẩm văn hóa và thị trường văn hóa để phục vụ xã hội, nhìn vào điện ảnh Việt Nam, chúng ta thấy đã đạt được những điều kiện nhất định để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh - một phần quan trọng của công nghiệp văn hóa. Sản phẩm điện ảnh - các bộ phim - là loại hàng hóa đặc biệt, sản phẩm của sáng tạo và công nghệ sản xuất, đem lại giá trị tinh thần và giải trí cho công chúng đồng thời có khả năng thu lợi để phát triển thị trường.

Điện ảnh cũng là ngành nghệ thuật tổng hợp có thế mạnh kết hợp và cộng hưởng sức mạnh để phục vụ các ngành công nghiệp văn hóa khác như âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, quảng cáo, du lịch văn hóa, thể thao, thiết kế nội thất , bất động sản, công nghệ kỷ thuật cao, ẩm thực , thời trang , và các mặt hàng tiêu dùng khác… Đặc biệt, “Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được phê duyệt, định hướng rõ ràng và vững chắc cho việc xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam. Thực tế phát triển của ngành điện ảnh tạo điều kiện phát triển công nghiệp văn hóa:

- Số lượng phim sản xuất trong nước tăng từ năm 2015 (từ chỗ trung bình 20-25 phim/năm lên 40 phim/năm).

- Số lượng phòng chiếu phim tăng (đến cuối 2017 gần 750), vượt xa chỉ tiêu trong Chiến lược phát điện ảnh đến năm 2020 là 550)

- Thị trường điện ảnh phát triển.

- Tăng trên dưới 20% /năm (doanh thu năm 2015 là 2.400 tỉ, 2016 là 2.800 tỉ và 2017 là 3.250 tỉ). Như vậy, sản phẩm điện ảnh thực sự trở thành hàng hóa đặc biệt, có phạm vi ảnh hưởng đến xã hội rộng rãi. Phối hợp giữa ngành điện ảnh với các ngành khác như truyền hình, du lịch, tài chính, thông tin truyền thông và đặc biệt thông qua dự án điện ảnh với nền tảng cộng đồng SCS còn giao thương kết nối chia sẻ các giá trị kinh tế trong cộng đồng với nhau kích hoạt tăng trưởng cho việc cung cầu của các đơn vị doanh nghiệp hợp tác kết nối với cộng đồng thông qua nhà sản xuất trong việc xây dựng cộng đồng này.

Ngộ Entertainment cũng có dự án phim điện ảnh 4 năm 2 chàng 1 tình yêu, đưa ra dòng sản phẩm vừa đáp ứng tiêu chí chất lượng nghệ thuật, Thông điệp phim có giá trị nhân văn nhưng vẫn đảm bảo về mặt giải trí tạo ra doanh thu cho phim đạt hiệu quả kinh tế xã hội và phần nào quảng bá những danh lam thắng cảnh, du lịch trong nước và kích cầu thị trường khách hàng với các sản phẩm của các đơn vị doanh nghiệp tài trợ cho phim .

Hy vọng với sự tiên phong đi đàu trong việc áp dụng một hình thức mới để làm phim điện ảnh của Ngộ, sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam. Mang lại hiệu quả, cũng như lợi nhuận và sự tiếp cận gần nhất cho những ai yêu thích phim điện ảnh, đam mê làm phim.

Tuấn Anh

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/ngo-entertainment-di-dau-viec-ap-dung-huy-dong-von-cong-dong-dau-tu-phim-dien-anh-525009.htm