Ngỡ ngàng thực phẩm 'đại bổ' ăn vào hại nhiều hơn lợi

Được xem là những thực phẩm 'đại bổ' nhờ thân thiện với cơ thể, thế nhưng chúng lại tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe. Thậm chí, lạm dụng chúng có thể hại nhiều hơn lợi.

Giấm táo. Giấm táo được nhiều chị em lựa chọn để hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng bản thân giấm táo có khả năng giúp giảm cân hay không vẫn còn nhiều tranh cãi. Có điều, thực phẩm này có tính axit cao, lạm dụng chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi. Thậm chí, nó có thể gây buồn nôn, bỏng họng, tổn thương răng...

Giấm táo. Giấm táo được nhiều chị em lựa chọn để hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng bản thân giấm táo có khả năng giúp giảm cân hay không vẫn còn nhiều tranh cãi. Có điều, thực phẩm này có tính axit cao, lạm dụng chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi. Thậm chí, nó có thể gây buồn nôn, bỏng họng, tổn thương răng...

Cà rốt chế biến sẵn. Để biến cà rốt thành món ăn vặt, chúng phải trải qua loạt quá trình chế biến. Kết quả là cà rốt thành phẩm có khả năng hao hụt vitamin cùng nhiều dưỡng chất. Tốt hơn, bạn nên mua chúng rồi tự tay nấu món ngon cho mình.

Bột yến mạch ăn liền. Nếu như yến mạch nguyên hạt, yến mạch cán mỏng tốt cho sức khỏe thì yến mạch ăn liền lại rất ít chất xơ. Thêm vào đó, chúng còn được trộn với đường, gia vị để tăng phần hấp dẫn. Điểm bất lợi là ăn nhiều đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bơ đậu phộng ít béo. Bơ đậu phộng ít chất béo được cho là thực phẩm tốt sức khỏe song thực chất hại nhiều hơn lợi. So với sản phẩm chưa tách béo, chúng vẫn chứa lượng calo tương đương. Mặt khác, chất béo trong bơ thường được thay thế bởi đường hoặc một chất khác thay thế.

Thực phẩm không chứa gluten. Nhờ tiếp thị tốt, sản phẩm không chứa gluten được cho là thực phẩm "đại bổ", lành mạnh hơn. Tuy nhiên, chúng có xu hướng nhiều đường, muối và chất béo bão hòa so với nguyên bản. Điểm trừ khác của dòng thực phẩm này là chúng ít dinh dưỡng, protein hơn bình thường.

Bánh mì kẹp thịt chay. Nhiều người nhầm tưởng cứ thực phẩm chay là tốt cho sức khỏe. Thực chất phần thịt kẹp này là thực phẩm chế biến, có thể chứa lượng muối cao ngất ngưởng.

Bánh mì nguyên hạt. Bánh mì nguyên hạt giàu chất xơ song lại chứa nhiều chất bảo quản, lượng muối, đường khá cao. Hơn nữa, nó vẫn chứa lượng bột mì tinh chế, không phải hoàn toàn không có.

Bánh gạo. Bánh gạo giòn ngon, chứa ít calo hơn bánh quy. Điểm trừ của chúng là hầu như không chứa dinh dưỡng hoặc vitamin nào. Ăn nhiều bánh gạo còn tiềm ẩn nguy cơ đường trong máu tăng đột biến.

Siro từ gạo lứt. Siro từ gạo lứt được nhiều người kỳ vọng là chất tạo ngọt lành mạnh thay thế đường. Dù vậy, chúng lại không chứa bất kỳ lượng dinh dưỡng hữu ích nào bên trong.

Nước trái cây từ siêu thực phẩm. Việt quất, cải xoăn cùng nhiều loại hạt được đánh giá là siêu thực phẩm nhờ khả năng cung cấp dinh dưỡng đỉnh cao. Thế nhưng những chai nước trái cây ép trên kệ hàng không lành mạnh như chúng ta tưởng. Chúng chứa nhiều đường và rất ít dinh dưỡng.

Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn. Nguồn: Hanoitv.

Định Tâm (Theo Brightside)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/dinh-duong-thuoc/ngo-ngang-thuc-pham-dai-bo-an-vao-hai-nhieu-hon-loi-1506547.html