Ngôi chùa nào ở nước ta được đúc hoàn toàn bằng đồng?

Đây là ngôi chùa đồng lớn nhất, nằm ở độ cao nhất cả nước và cũng là ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á.

1. Ngôi chùa nào ở nước ta được đúc hoàn toàn bằng đồng?

Chùa Trấn Quốc
Chùa Đồng
Chùa Thiên Mụ
Chùa Một Cột

Chính xác

Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc Tự (chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất của dãy Yên Tử (Quảng Ninh) với độ cao 1.068m. Chùa có diện tích 20m2, tổng trọng lượng là 60 tấn được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất. Chùa Đồng đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và đã được xếp vào hàng độc đáo có một không hai trên thế giới.

2. Ngôi chùa ngày nay được đúc đồng vào thời gian nào?

Thế kỷ XVII
Năm 1930
Năm 1993
Năm 2006

Chính xác

Theo Thượng Tọa Thích Đạo Hiển, Phó Trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, chùa Đồng ban đầu do một bà phi của chúa Trịnh dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ XVII).

Ngôi chùa đặc biệt ở chỗ đã được đúc bằng đồng khác hẳn với chất liệu gỗ lim như những ngôi chùa khác ở lúc bấy giờ. Giai đoạn này, ngôi chùa chỉ là một cái khám nhỏ nhắn ngay cả một người chui không lọt.

Theo thời gian, đến năm Canh Thân 1740, đời vua Lê Cảnh Hưng tương truyền kể lại, có một cơn bão làm bật mái chùa. Kẻ gian sau đó đã dỡ phần còn lại, chỉ để lại dấu tích các hố cột. Đến năm 1930, bà Bùi Thị Mỹ từ chùa Long Hoa đã tái tạo và phục dựng lại Chùa Đồng bằng bê tông cốt đồng để trên một hòn đá vuông vắn, ở đúng vị trí chùa Đồng cũ.

Tháng 6/2006, dưới sự chủ trì của Thượng tọa Thích Thanh Quyết cùng với Ban Quản lý Dự án chùa Đồng, bằng công đức của người dân thập phương trong và ngoài nước đã khởi lễ đúc Chùa Đồng. Đến tháng 1/2007, công trình được khánh thành.

3. Chùa được đúc theo nguyên mẫu của ngôi chùa nào?

Chùa Tây Phương
Chùa Dâu Keo
Chùa Thầy
Chùa Linh Phong

Chính xác

Chùa Đồng được các nghệ nhân nổi tiếng đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện, đúc theo nguyên mẫu của chùa Dâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh). Hệ thống tượng Phật trong chùa gồm 1 pho tượng Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm. Tượng có kích thước cao trung bình từ 0,45-0,87m tọa trên đài sen, trong đó 3 pho tượng Tổ được tạo tác lớn hơn.

4. Vị vua nào tu ở núi Yên Tử?

Lý Huệ Tông
Lê Thánh Tông
Trần Nhân Tông
Trần Thái Tông

Chính xác

Năm 1293, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai, lên làm Thượng hoàng ở tuổi 35. Sau khi nhường ngôi, ông dành toàn thời gian đi chu du thiên hạ. Trần Nhân Tông sau đó đi tu và trở thành thủy tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ông được đánh giá là một triết gia lớn của Phật học, giúp triết học Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ, thể hiện đầy đủ bản lĩnh, trí tuệ người Việt Nam.

Năm 1299, Trần Nhân Tông lên tu ở chùa Yên Tử, lấy pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà hoặc Trúc Lâm đại đầu đà, thu hút được nhiều đệ tử. Ông được người đời suy tôn là Phật hoàng Trần Nhân Tông. Năm 1308, Trần Nhân Tông qua đời tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử.

5. Bảo tượng Phật hoàng từng lập kỷ lục gì tại châu Á?

Tượng Phật nằm lớn nhất
Tượng Phật ngồi lớn nhất
Tượng Phật đồng nguyên khối lớn nhất
Tượng Phật đá nguyên khối lớn nhất

Chính xác

Năm 2014, Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông lập kỷ lục tượng Phật đúc bằng đồng nguyên khối lớn nhất châu Á. Tượng được đúc trực tiếp trên bệ bê tông ở địa hình núi đá hiểm trở, chật hẹp cao gần 1.000m so với mực nước biển. Khi hoàn thành, tượng nặng khoảng 138 tấn, tọa trên đài sen bằng bê tông cốt thép ốp đá điêu khắc.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/ngoi-chua-nao-o-nuoc-ta-duoc-duc-hoan-toan-bang-dong-2221539.html