Ngôi chùa nổi tiếng nào được in hình lên quốc huy của Lào?

Ngôi chùa này được xem như biểu tượng của Lào. Đây đồng thời là ngôi chùa tháp lớn và đẹp nhất tại Lào, biểu tượng văn hóa tiêu biểu cho óc sáng tạo của người Lào, được xây dựng vào thế kỷ 16. Hình ảnh ngôi chùa được in trên tiền và quốc huy của nước này.

1. Quốc gia nào ở Đông Nam Á không giáp biển?

icon

Lào

icon

Campuchia

icon

Đông Timo

Câu trả lời đúng là đáp án A: Lào, tên chính thức là nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, là quốc gia nội lục địa duy nhất tại Đông Nam Á, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây bắc giáp với Myanmar, phía đông giáp Việt Nam, phía nam giáp Campuchia, phía tây và tây nam giáp Thái Lan. Riêng với Việt Nam, Lào có 10 tỉnh chung đường biên giới. Thủ đô của Lào là Viêng Chăn. Theo số liệu mới nhất, Lào có khoảng 6,9 triệu dân sống trên diện tích 236.800 km2. Không có biển, sông Me Kong, dòng sông chính ở Lào trở nên quan trọng hơn. Đây là tuyến giao thông đường thủy lớn, cung cấp nước cho thủy điện, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản...

2. Ngôi chùa nổi tiếng được in hình trên tiền và quốc huy của Lào?

icon

Chùa Wat Ounalom

icon

Chùa Watsisaket

icon

Chùa Pha That Luong

Câu trả lời đúng là đáp án C: Chùa Pha That Luong (Thạt Luổng) được xem như biểu tượng của Lào. Đây đồng thời là ngôi chùa tháp lớn và đẹp nhất tại Lào, biểu tượng văn hóa tiêu biểu cho óc sáng tạo của người Lào, được xây dựng vào thế kỷ 16. Hình ảnh ngôi chùa được in trên tiền và quốc huy của nước này. Chùa Thạt Luổng theo tiếng thổ ngữ có nghĩa là Tháp vĩ đại hay Tháp xá lợi linh thiêng. Đây là một trong những khu di tích quan trọng nhất tại Viêng Chăn (Lào). Ngôi chùa Phật giáo này được xây dựng năm 1566 dưới triều đại vua Xệt-thả-thi-lạt (1534 – 1572) theo hình một nậm rượu dát vàng. Đến thăm chùa Thạt Luổng du khách sẽ không khỏi trầm trồ ngạc nhiên. Ngôi chùa là một khối tháp uy nghi, khổng lồ đại diện cho sự giác ngộ Phật giáo, trong đó nơi cao nhất đại diện cho thế giới hư vô, nơi thấp nhất đại diện cho thế giới vật chất. Tọa trên khu đất cao, rộng và bằng phẳng ở phía Đông Viêng Chăn, Thạt Luổng có lối kiến trúc độc đáo với tháp lớn và đẹp nhất tại Lào. Chùa là biểu tượng văn hóa tiêu biểu cho óc sáng tạo phong phú của người Lào được xây dựng vào thế kỷ XVI, khi Vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) dời đô từ Luông Pha Bang về Viêng Chăn.

3. Tên thủ đô nước Đông Nam Á nào dài nhất?

icon

Brunei

icon

Thái Lan

icon

Malaysia

Câu trả lời đúng là đáp án A: Thái Lan có diện tích 513.120 km2, giáp với Lào và Myanmar ở phía bắc, giáp Campuchia và vịnh Thái Lan ở phía đông, Malaysia ở phía nam, Myanmar và biển Andaman ở phía tây. Thủ đô của Thái Lan vẫn được biết đến là Bangkok, được sử dụng từ tháng 11/2001. Tên này xuất phát từ một khu vực cũ của Bangkok, hiện là một phần trong đại đô thị lớn hơn, bao gồm các quận Bangkok Noi và Bangkok Yai. Tuy nhiên, ít ai biết tên nguyên văn đầy đủ của nó là "Krungthepmahanakhon Amonrattanakosin Mahintharayutthaya Mahadilokphop Noppharatratchathaniburirom Udomratchaniwetmahasathan Amonphimanawatansathit Sakkathattiyawitsanukamprasit" (Thành phố của các thánh thần, thành phố vĩ đại của những vị thần bất tử, thành phố châu báu tráng lệ của thần Indra, chiếc ngai vàng của đức vua Ayutthaya, thành phố của đền đài tráng lệ, thành phố của cung điện và lãnh địa hoành tráng nhất của Hoàng gia, ngôi nhà của thần Vishnu và tất cả vị thần). Theo Fox News, sách kỷ lục thế giới Guinness đã công bố tên thủ đô Thái Lan dài nhất thế giới.

4. Quốc gia duy nhất nào ở Đông Nam Á chưa là thành viên chính thức của ASEAN?

icon

Brunei

icon

Singapore

icon

Timo Leste (Đông Timor)

Câu trả lời đúng là đáp án C: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8/8/1967 tại Bangkok (Thái Lan) với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines. Theo website của ASEAN, hiện tại tổ chức này có 10 thành viên bao gồm 5 nước kể trên và Brunei, Myanmar, Campuchia, Lào, Việt Nam. Timor Leste là nước duy nhất ở Đông Nam Á chưa phải thành viên chính thức của tổ chức này.

5. Thủ đô nước Đông Nam Á nào có tên ngắn nhất?

icon

Brunei

icon

Timor Leste

icon

Philippines

Câu trả lời đúng là đáp án A: Timor Leste (Đông Timor) là quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á, diện tích hơn 15.000 km2, dân số của nước này hơn 1,3 triệu, theo Worldometer. Dili là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Timor Leste. Theo Telegraph, thế giới có 14 thủ đô tên chỉ có bốn chữ cái. Dili là một trong số đó và là thủ đô ở Đông Nam Á có tên ngắn nhất. Britannica cho biết người Bồ Đào Nha định cư ở Dili vào khoảng năm 1520 và họ đã biến thành phố này thành trung tâm hành chính. Theo trang thông tin Đại sứ quán Đông Timor ở Washington D.C, cuối năm 1975, Bồ Đào Nha đột ngột rút khỏi quốc gia này, Timor Leste đơn phương tuyên bố độc lập ngày 28/11/1975. Tuy nhiên chỉ chín ngày sau, khi tuyên bố đó chưa được quốc tế công nhận, đất nước này đã bị Indonesia xâm chiếm, Dili được chỉ định là thủ đô của "tỉnh Đông Timor". Năm 1999, khi Timor Leste giành được độc lập dưới sự giám sát của Liên hợp quốc, Dili được chỉ định là trung tâm hành chính. Nó trở thành thủ đô khi Timor Leste giành được độc lập hoàn toàn vào năm 2002.

6. Quốc gia nào lớn nhất Đông Nam Á?

icon

Indonesia

icon

Việt Nam

icon

Philippines

Câu trả lời đúng là đáp án A: Indonesia (tên chính thức là Cộng hòa Indonesia) nằm giữa Đông Nam Á và châu Đại Dương, thường được gọi là "xứ sở vạn đảo" bởi lãnh thổ có hơn 17.000 hòn đảo. Lãnh thổ của Indonesia trải dài hơn 1.000 dặm từ bắc tới nam, hơn 3.100 dặm từ đông sang tây, tổng diện tích khoảng 1,919 triệu km2 khiến nó trở thành đảo quốc lớn nhất thế giới và là quốc gia rộng nhất Đông Nam Á. Đây cũng là quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á với khoảng 273 triệu người, theo Worldometers.

7. Quốc gia nào nhỏ nhất Đông Nam Á?

icon

Brunei

icon

Singapore

icon

Campuchia

Câu trả lời đúng là đáp án B: Singapore, tên đầy đủ là Cộng hòa Singapore, nằm ở cực nam bán đảo Mã Lai, giáp Malaysia và ngăn cách với Indonesia bằng eo biển Malacca. Đảo quốc này từng là thuộc địa của Anh từ năm 1819, sau đó tham gia vào Liên bang Malaysia năm 1963 và tách ra thành một quốc gia độc lập vào ngày 8/9/1965. Singapore có một đảo lớn và hơn 60 đảo nhỏ với tổng diện tích khoảng 719 km2, chỉ nhỉnh hơn một chút so với huyện đảo Cần Giờ của TP HCM ở Việt Nam (diện tích 704,22 km2). Đây là quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á về diện tích và là một trong số rất ít quốc gia dạng thành phố đang tồn tại.

8. Quốc gia Đông Nam Á nào có hai thủ đô?

icon

Malaysia

icon

Myanmar

icon

Indonesia

Câu trả lời đúng là đáp án A: Malaysia là quốc gia quân chủ lập hiến liên bang tại Đông Nam Á, gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang với tổng diện tích hơn 329.800 km2. Malaysia có biên giới trên bộ với Thái Lan, Indonesia và Brunei. Thủ đô của Malaysia vẫn được thế giới công nhận là Kuala Lumpur, nhưng nơi đặt trụ sở của chính phủ, trung tâm hành chính và pháp lý của Malaysia hiện tại là thành phố Putrajaya. Trên Cổng thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam, Putrajaya được nhắc tới là thủ đô hành chính của Malaysia. Putrajaya được đặt theo tên cố thủ tướng Tunku Abdul Rahman Putra (từ "jaya" nối sau chữ Putra có nghĩa là "xuất chúng" theo tiếng Malaysia), vốn là vùng đất hoang vu, không có sông ngòi, cây xanh, cách Kuala Lumpur khoảng 30 km về phía nam. Từ năm 1995, Malaysia bắt đầu xây dựng thành phố mới với hơn 8 tỷ USD nhằm biến nơi này thành thủ đô mới của quốc gia. Thủ tướng Tun Dr. Mahathir Mohammad là người đưa ra ý tưởng xây dựng. Putrajaya được xem là "thành phố thông minh" đầu tiên của Malaysia. Nhiều tòa nhà chính phủ và văn phòng đã dời về đây để tránh các vấn đề giao thông và môi trường đông đúc tại Kuala Lumpur.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ngoi-chua-noi-tieng-nao-duoc-in-hinh-len-quoc-huy-cua-lao-post1439887.tpo