Ngon tuyệt các món canh từ rau đặc sản miền Tây

Hãy thử những loại rau miền tây mùa nước nổi sau đây, bạn sẽ chẳng thể nào quên hương vị của nó.

Canh tôm bông điên điển. Bông điên điển không còn lạ lẫm khi nó luôn có mặt trong các món rau miền tây mùa nước nổi. Món canh tôm điên điển cần nguyên liệu là bông điên điển, tôm, me chín, rau ngổ, hành. Tôm tươi sơ chế sạch bóc vỏ rút bỏ chỉ đen, để ráo nước ướp với chút gia vị, hạt nêm rồi đảo đều để chừng 10 phút cho ngấm. Bông điên điển tuốt bỏ cành cứng, rửa thật sạch, để ráo nước. Ảnh: Amthuc365.

Canh tôm bông điên điển. Bông điên điển không còn lạ lẫm khi nó luôn có mặt trong các món rau miền tây mùa nước nổi. Món canh tôm điên điển cần nguyên liệu là bông điên điển, tôm, me chín, rau ngổ, hành. Tôm tươi sơ chế sạch bóc vỏ rút bỏ chỉ đen, để ráo nước ướp với chút gia vị, hạt nêm rồi đảo đều để chừng 10 phút cho ngấm. Bông điên điển tuốt bỏ cành cứng, rửa thật sạch, để ráo nước. Ảnh: Amthuc365.

Me chín lọc bỏ hạt lấy nước cốt me. Thêm nước vào nồi rồi cho nước cốt me vào nấu sôi, nêm nếm với 1 thìa gia vị và đường sao cho nước canh có vị chua ngọt hài hòa. Canh sôi thả tôm đã ướp ở trên vào nấu chín tôm. Cuối cùng là thả bông điên điển và rau ngổ vào sôi tắt bếp. Ảnh: Phunutoday.

Canh chua bông điên điển cá linh. Nguyên liệu gồm có cá linh, bông điên điển, ngò gai, me non, gia vị. Cá linh rửa sạch, vớt ra để ráo. Bông điên điển đem rửa sạch để ráo. Ảnh: Bapdongthap.

Đun nước sôi và thả me vào sau đó thả cá linh vào, nêm nếm gia vị muối, đường vào vừa miệng. Sau đó cho bông điên điển vào đun đến khi sôi. Cuối cùng là cho nửa muỗng canh nước mắm loại ngon vào và trước khi tắt bếp nhớ cho ít ngò gai rồi tắt bếp. Ảnh: Mebetin.

Bông dây mỏ quạ là một loại dây leo hoang dã mọc vào mùa mưa. Nó rất quen thuộc với người dân vùng miền Tây bởi lá, đọt, hoa và trái non được chế biến thành các món ăn dân dã ngon tuyệt vời. Ảnh: Tuoitre.

Bông mỏ quạ mềm, hơi giống bông thiên lý nhưng có vị ngọt hơn. Do đó các đầu bếp thường dùng để xào thịt bò, xào tép, chấm mắm kho, nhúng lẩu. Nó được chế biến món ăn từ bông dây mỏ quạ như luộc, nấu canh tới hấp đều khoái khẩu, độc đáo nhất là xắt mỏng xào với tôm, tép hoặc thịt bò. Ảnh: Dacsanmientay.

Canh rau bồn bồn nấu lươn. Rau bồn bồn là loại đặc sản miền Tây có vị thanh mát, chua chua. Nó được dùng làm đủ các món như canh, kho, muối, xào. Nhưng có lẽ ngon nhất vẫn là nấu canh. Để nấu canh lươn bồn bồn cần có rau bồn bồn, cà chua, lươn, hành mùi và gia vị. Ảnh: Zingnews.

Lươn được sơ chế làm sạch hết chất nhớt và thái khúc rồi ướp cùng hạt nêm, đường, nước mắm. Bồn bồn rửa sạch thái khúc vừa ăn. Đun một nồi nước sôi và thả lươn và cà chua vào. Sau đó nêm gia vị vừa ăn. Khi lươn đã chín cho bồn bồn đun thêm 3 phút và cho rau mùi vào rồi tắt bếp. Ảnh: cakholangvudai.

Canh bồn bồn nấu dừa. Bồn bồn lựa phần non trắng rửa sạch. Phần gốc cắt khúc chẻ đôi, phần thân và lá cắt khúc vừa đũa gắp. Nạo cùi dừa và xay một ít để lấy nước cốt dừa. Cho phần gốc bồn bồn vào nồi. Cho cùi dừa nạo vào ngập xâm xấp bồn bồn, nấu sôi vừa chín tới. Kế đến, cho phần thân, lá bồn bồn vào nấu chín. Ảnh: Tuoitre.

Tắt lửa, nêm nếm cho vừa khẩu vị. Sau cùng, đổ nước cốt dừa đậm đặc vào, đảo đều, nhắc xuống. Gắp một miếng bồn bồn nấu canh dừa nhai chậm rãi, sau đó húp một muỗng canh… Vị ngọt, béo của nước cốt dừa hòa lẫn vị giòn tan của bồn bồn thật là đưa cơm. Ảnh: Anthingfood.

Mi Trần (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/ngon-tuyet-cac-mon-canh-tu-rau-dac-san-mien-tay-876115.html