Người bị tạm giữ, tạm giam có quyền được trợ giúp pháp lý

Theo Báo cáo quốc gia lần thứ ba về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được quy định tại Hiến pháp và được cụ thể hóa thành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Theo Báo cáo quốc gia lần thứ ba về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được quy định tại Hiến pháp và được cụ thể hóa thành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Cụ thể, người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; người bị bắt tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất tinh thần và phục hồi danh dự; người vi phạm pháp luật trong việc bắt giam giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án cho người khác phải bị xử lý theo quy định của pháp luật (Điều 31 Hiến pháp).

Báo cáo nêu rõ, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng đã quy định các nguyên tắc cơ bản trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hhư bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, trong đó có người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án trái pháp luật.

Người bị tạm giam, tạm giữ thực hiện quyền bầu cử (ảnh: vksbacgiang.gov.vn)

Người bị tạm giam, tạm giữ thực hiện quyền bầu cử (ảnh: vksbacgiang.gov.vn)

Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam được ban hành vào năm 2015 với nhiều quy định nhằm bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam sau đó đã bổ sung nhiều quyền như quyền được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình; quyền bầu cử; quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật; được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam.

Cũng theo Báo cáo, ngoài ra, người bị tạm giữ, tạm giam cũng được bảo đảm chế độ nơi tạm giữ, tạm giam như chế độ ăn, mặc, ở; quyền được giáo dục đào tạo; về khám chữa bệnh; quyền được khiếu nại, tố cáo; quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa; trợ giúp pháp lý; quyền được gặp thân nhân…

Luật Thi hành tạm giữ tạm giam đã quy định rõ về nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam và Cơ quan thi hành tạm giữ tạm giam.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ sẽ bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách ly ở buồng kỷ luật.

Việc thi hành án hình sự phải đảm bảo các nguyên tắc tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự; khuyến khích người chấp hành án ăn năn, hối cải tích cực học tập, lao động cải tạo. Việc thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.

H.L

Nguồn PL&XH: http://phapluatxahoi.vn/nguoi-bi-tam-giu-tam-giam-co-quyen-duoc-tro-giup-phap-ly-122684.html