Người chuyển giới bị miệt thị, xúc phạm chỉ là 'công dân hạng hai'

Dù ở bất kỳ quốc gia nào, những người chuyển giới vẫn phải đối mặt với sự chỉ trích, bêu riếu từ xã hội, thậm chí không được hưởng quyền công dân ngang bằng với người khác.

xfchaa

 Cassandra là một nữ sinh đại học chuyển giới ở Singapore. Cô luôn cảm thấy mệt mỏi và khó khăn khi ai cũng đặt câu hỏi, tò mò, thậm chí là xúc phạm cô mặc dù Singapore đã hợp pháp hóa phẫu thuật chuyển giới từ năm 1973. Được biết, sau khi phẫu thuật, họ có thể thay đổi giới tính hợp pháp trên chứng minh thư và một số giấy tờ liên quan, trừ giấy khai sinh. Ảnh: Grace Baey.

Cassandra là một nữ sinh đại học chuyển giới ở Singapore. Cô luôn cảm thấy mệt mỏi và khó khăn khi ai cũng đặt câu hỏi, tò mò, thậm chí là xúc phạm cô mặc dù Singapore đã hợp pháp hóa phẫu thuật chuyển giới từ năm 1973. Được biết, sau khi phẫu thuật, họ có thể thay đổi giới tính hợp pháp trên chứng minh thư và một số giấy tờ liên quan, trừ giấy khai sinh. Ảnh: Grace Baey.

"Mọi sự thay đổi đều có mặt tích cực và tiêu cực của nó. Không phải tất cả đàn ông chuyển giới đều có được thân hình 6 múi và săn chắc đâu. Tôi thật may mắn khi có vợ luôn ở bên ủng hộ. Chính cô ấy đã cho tôi một cuộc sống mới trọn vẹn và tôi mãi biết ơn điều đó", Sham, một chuyển giới nam chia sẻ. Ảnh: Grace Baey.

Laurence Philomene, một nhiếp ảnh gia chuyển giới người Mỹ, đã thực hiện bộ ảnh chân dung về chính bản thân. Bộ ảnh có tên Puberty, không chỉ ghi lại cuộc sống thường ngày của một transgender như Laurence trong mùa dịch Covid-19, mà còn là tiếng nói đại diện cho cộng đồng LGBT. Được biết, những quyền cơ bản của người chuyển giới nói riêng bị đe dọa ở Mỹ, trong đó có quyền được thăm khám và chữa trị tại các cơ sở y tế. Ảnh: Laurence Philomene.

"Là một người chuyển giới béo phì lại càng khiến tôi bị tấn công bởi những lời lẽ khiếm nhã, tiêu cực. Mỗi khi tôi ra phố, họ nhìn tôi và đánh giá như một loại dị hợm. Nhưng thực sự lúc đó tôi không biết họ ghét tôi vì tôi béo hay vì chuyển giới nữa?", Shoog McDaniel, một chuyển giới nữ người Mỹ nói. Ảnh: Laurence Philomène.

Chao Xiaomi (41 tuổi) là một trong những người chuyển giới hiếm hoi dám công khai giới tính thật ở Trung Quốc. Dù quan hệ đồng giới được hợp pháp hóa từ năm 1997 và đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh tâm thần vào năm 2001, cộng đồng LGBT vẫn chịu sự phân biệt đối xử trong xã hội nơi đây. Bản thân Chao từng nhiều lần bị bắt nạt, bêu xấu ở chốn công cộng. Cô nhớ một lần bị bảo vệ của một trung tâm mua sắm giữ lại vì sử dụng nhà vệ sinh nữ. Ảnh: SCMP.

Alice, một công dân Trung Quốc, từng cố gắng tự phẫu thuật chuyển giới vào năm 16 tuổi. Cô thừa nhận điều đó quá dại dột và nguy hiểm, nhưng "gần như không có lựa chọn nào khác". Alice cho biết Trung Quốc rất bảo thủ với nhóm LBGT, đặc biệt là người chuyển giới. Ảnh: AP.

Khi Jose chuyển giới thành đàn ông 6 năm trước, anh và bố đã thỏa thuận với nhau. Mỗi lần Jose trở về Malaysia thăm bố, anh sẽ phải cạo sạch râu, trong khi đó râu vốn được coi là niềm tự hào và thể hiện sự nam tính của Jose. Dù rất đau khổ, Jose vẫn đồng ý vì anh muốn gia đình sẽ dần chấp nhận con người thật của anh. Ảnh: Grace Baey.

Seema (41 tuổi) là một trong số hàng trăm nghìn người chuyển giới ở Ấn Độ bị xã hội tẩy chay. Cô thường xuyên bị lạm dụng và bị ép làm gái mại dâm do không được pháp luật công nhận thân phận. Ở Ấn Độ và nhiều quốc gia khác, người chuyển giới bị coi là "công dân hạng hai", không xứng đáng được hưởng quyền con người. Ảnh: CNN.

Hồng Chang (Theo CNN, SCMP)

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nguoi-chuyen-gioi-bi-miet-thi-xuc-pham-chi-la-cong-dan-hang-hai-post1095856.html