Người có tuổi tập thể dục cần lưu ý những điều này

Khi càng lớn tuổi thì cơ thể càng khó đáp ứng với những thay đổi đột ngột khi tập luyện. Vì vậy, khi bước vào ngưỡng U50 bạn cần nhớ những điều dưới đây.

Thở đúng cách sẽ giúp bạn tập thể dục được lâu hơn và ít phải gắng sức hơn - Ảnh: Internet

Thở đúng cách sẽ giúp bạn tập thể dục được lâu hơn và ít phải gắng sức hơn - Ảnh: Internet

Thở đúng cách

Hơi thở tưởng đơn giản song nó có thể dễ dàng bị gián đoạn khi bạn mệt mỏi hoặc căng thẳng, khiến bạn cảm thấy kiệt sức hơn. Thở là một bản năng nhưng bạn có thể kiểm soát nó. Sử dụng cơ bụng và cơ hoành để hít vào. Đó là cách để bạn hít thở sâu, chậm và dài, một sự kết hợp đúng đắn. Hãy thở qua mũi vì chức năng của mũi là lọc các hạt bụi bẩn có hại trong không khí.

Sắp xếp thứ tự các bài tập

Chuỗi bài tập là rất quan trọng. Cách xây dựng phác đồ tập đóng một vai trò rất lớn trong việc bạn có thể duy trì việc tập lâu hay không. Ví dụ bạn có thể tập một số cơ với tạ nhẹ, theo cách làm nóng cơ thể, trước khi chuyển sang chế độ tập nặng hơn. Hoặc bắt đầu với bài tập cardio rồi mới sang bài tập tạ tay. Bạn phải xem xét cơ thể và mục tiêu hiện tại của mình để lựa chọn chuỗi bài tập phù hợp.

Năng tập thể dục ngoài trời

Hãy ra ngoài trời và tận hưởng những lợi ích của ánh nắng mặt trời. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào da, nó sẽ kích thích quá trình sản xuất vitamin D của cơ thể, còn được gọi là “vitamin mặt trời”. Điều này rất quan trọng đối với sức khỏe và tuổi thọ nói chung.

Dành thời gian cho cơ thể phục hồi

Dành một khoảng thời gian đủ cho cơ thể được phục hồi sau luyện tập là vô cùng cần thiết nhưng gần như mọi người không chú ý cho đến khi họ kiệt quệ cả về tinh thần và thể chất. Lứa tuổi U50 lại càng không thể bỏ qua nó. Phục hồi là tối cần thiết để xây dựng cơ bắp và đốt cháy mỡ. Nếu tập rất vất vả nhưng lại không dành thời gian cho cơ thể được tái tạo và sửa chữa thì sẽ phản tác dụng.

Phòng ngừa chấn thương thể thao

Người tham gia tập luyện thể thao không chỉ nhận thức được mục đích tập luyện là tăng cường thể chất, thúc đẩy sự phát triển cơ thể, nâng cao trình độ kỹ thuật thể thao, mà còn nhận thức được rằng chỉ có đảm bảo được sức khỏe mới có thể tránh được những chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao; hiểu những kiến thức có liên quan về chấn thương.

Đối với một số môn thể thao, có nhiều động tác có nhiều nguy cơ xảy ra chấn thương phải có sự chuẩn bị, dự phòng tốt để đảm bảo sự an toàn trong tập luyện.

Người mắc bệnh cần có chế độ tập riêng

Đối với những người mắc một số bệnh mãn tính cần phải có chế độ tập luyện và môn thể thao phù hợp tránh tập luyện quá sức và căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe. Lý tưởng nhất là nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng và không gây ra quá nhiều áp lực lên đầu gối như tập dưỡng sinh, đi bộ (từ 10 đến 15 phút/lượt), đạp xe, yoga, bơi lội, tập đi bộ trong nước…

Tuyệt đối không quá sức

Tập nhiều hơn ngưỡng mà cơ thể chịu đựng được là điều không tốt vì bạn sẽ liên tục mệt mỏi. Và khi gắng sức bạn cũng biến mình thành mục tiêu rất dễ dàng cho các chấn thương. Cuối cùng, bạn sẽ bắt đầu thèm ăn những loại đồ ăn tùy tiện, chứa đầy đường, nhiều tinh bột và bắt đầu ăn quá nhiều.

Quỳnh An (t/h)

Nguồn Một Thế Giới: https://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/nguoi-co-tuoi-tap-the-duc-can-luu-y-nhung-dieu-nay-119356.html