Người dân rớt nước mắt vì trồng chanh dây không quả

Hứa cung giống, bán vật tư và bao tiêu sản phẩm nên người dân xã Ia Blứ (Gia Lai) đã vốn để đầu tư trồng chanh dây. Hơn 8 tháng, cây chanh dây trồng mà không có quả, trong khi công ty TNHH Tuấn Đại An lại chặn mọi liên lạc với người dân.

Phản ánh với Dân trí, ông Trần Đình Sơn và 1 số hộ dân thôn Thiên An, xã Ia Blứ (Chư Pưh, Gia Lai), khoảng đầu năm 2016, Công ty TNHH Tuấn Đại An (số 38 Lý Nam Đế, TP Pleiku, Gia Lai) xuống gặp nông dân ở Ia Blứ để quảng cáo giống chanh dây mới cho hiệu quả cao, phía công cũng sẽ ty hỗ trợ cho người dân nợ 50% tiền giống, phân bón và sẽ trừ khi chanh dây thu hoạch. Theo đó, công ty đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân trồng cho công ty.

Thấy công ty về giới thiệu cây chanh dây mới nên gia đình ông Trần Đình Sơn vay mượn được 200 triệu đồng, để trồng 2ha chanh dây. Sau hơn 8 tháng, chanh không có quả, gia đình ông cố gắng liên hệ với công ty nhưng không được.

Hơn 8 tháng nhưng chanh dây xanh tốt mà không có quả mà chỉ toàn thấy lá. Ảnh: Dân trí

Hơn 8 tháng nhưng chanh dây xanh tốt mà không có quả mà chỉ toàn thấy lá. Ảnh: Dân trí

Theo ông Nguyễn Sinh - Chủ tịch Hội nông dân xã Ia Blứ cho biết, theo khảo sát, công ty TNHH Tuấn Đại An đã kí hợp đồng với khoảng 60 hộ trên địa bàn xã để trồng giống chanh dây. Theo trong hợp đồng cam kết, đến 4 tháng chanh dây không có đậu bông thì công ty phải thay thế giống khác. Tuy nhiên, đến nay người dân không còn liên lạc được với phía công ty.

Để xác minh phản ánh của người dân, PV Dân trí đã đến địa chỉ ghi trong hợp đồng của Công ty TNHH Tuấn Đại An. Tại đây, căn nhà đã khóa trái cửa, gọi vào số điện thoại không có tín hiệu.

Trước đó, Dân trí cũng đã phản ánh, cả nghìn tấn bí xanh của người dân xã Ia Glai (Chư Sê, Gia Lai) đến kỳ thu hoạch nhưng không ai thu mua. Tương tự, Công ty Cổ phần Phú An Khang Tây Nguyên cũng đến thuyết phục người dân trồng bí và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân. Đến ngày thu hoạch, bí chín đầy ruộng, người công ty tự dưng mất tích.

Chia sẻ Công an TP.HCM, anh Chu Văn Chiến (thôn Hương Phú, xã Ia Glai) cho biết: Toàn bộ chi phí cho 1 ha trồng bí xanh và bí đỏ của gia đình mất khoảng 70 triệu đồng. Vừa rồi thu hoạch bí đỏ vợ tôi đem ra đường quốc lộ bán, còn bí xanh không có ai mua nên đành để thối ở vườn.

Theo đó, chị Phạm Thị Tuệ (xã Ia Glai) cho biết, nhà chị trồng 4 sào bí đỏ Nhật Bản, công ty không thu mua như cam kết, giờ phải đem ra đường bán. Theo chị Tuệ, trong Tết, người của công ty về từng hộ vận động trồng, để dân tin trưởng họ còn ký hợp đồng đóng dấu đỏ. Song, đến ngày gần thu hoạch, không ai liên hệ được với phía công ty.

Cũng theo báo Công an TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hợp - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chư Sê, hiện Phòng đã nắm được vấn đề, các hộ này tự ký hợp đồng với các công ty không thông qua chính quyền.

Ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân khi ký bất kỳ hợp đồng nào liên quan đến trồng các loại giống mới phải cân nhắc, tìm hiểu thật kỹ. Trước khi đặt bút ký với các đơn vị thì phải thông báo cho chính quyền địa phương biết, để kiểm tra tư cách pháp nhân cho rõ ràng, tránh trường những hợp đáng tiếc.

Đỗ Thu Thoan (t.h)

Đỗ Thu Thoan

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/cong-ty-bao-tieu-san-pham-mat-hut-nguoi-dan-rot-nuoc-mat-vi-trong-chanh-day-khong-qua-d123533.html