Người có sức khỏe không được tốt có đi bộ nhanh được không?

Mục tiêu của việc đi bộ nhanh vì lợi ích sức khỏe là giúp cơ thể vận động. Đối với những người có tình trạng sức khỏe không được tốt lắm thì có đi bộ nhanh được không?

1. Lợi ích của việc đi bộ nhanh hàng ngày

Đi bộ có lợi ích về thể chất và tinh thần. Đi bộ nhanh hàng ngày đã được chứng minh là:

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2
Hỗ trợ giảm cân
Giảm mỡ cơ thể
Hạ huyết áp
Cải thiện nhận thức và giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ
Có tác động tích cực đến thời gian và chất lượng giấc ngủ
Giảm nguy cơ trầm cảm và cải thiện tâm trạng
Tăng khả năng sáng tạo
Thúc đẩy quá trình lão hóa khỏe mạnh và tuổi thọ...

Các hoạt động cường độ vừa phải có tác động thấp khác như bơi lội, đi xe đạp hoặc làm vườn cũng có thể mang lại lợi ích tương tự.

2. Cách đi bộ nhanh cho những người có tình trạng sức khỏe không được tốt

Theo đó, đi bộ nhanh ở những đối tượng này có thể không phải là đi bộ với tốc độ từ 5-7km một giờ, xung quanh khu vực lân cận, mà là một cuộc đi bộ ngắn trong nhà. Điều này chỉ đơn giản là làm tăng cường độ hoạt động thể chất hiện tại của bạn.

Đi bộ nhanh giảm nguy cơ trầm cảm và cải thiện tâm trạng

3. Mẹo đi bộ tại nhà

Những thách thức về khả năng vận động hoặc tình trạng hạn chế khả năng tập thể dục có thể thay đổi cách bạn tiếp cận với việc đi bộ, nhưng có nhiều cách để thích ứng, chẳng hạn như:

- Nếu khó giữ thăng bằng, việc đi bộ cạnh tường hoặc ghế dài có thể mang lại điểm bám để tránh té ngã. Gậy đi bộ tập thể dục cũng có thể mang lại sự ổn định khi ở ngoài trời.

- Máy chạy bộ tại nhà cho phép bạn sử dụng tay vịn khi cần thiết để tạo sự ổn định. Bạn cũng có thể điều chỉnh tốc độ và thời gian phù hợp với khả năng của mình.

- Các tình trạng mạn tính gây mệt mỏi có thể khiến bạn khó đi bộ đường dài. Đi bộ nhanh ở nhà từ phòng này sang phòng khác có thể là đủ trong ngày.

- Những người không thể đứng có thể ngồi trên ghế và cử động tay chân theo động tác đi bộ - nâng tay đối diện và đầu gối đối diện lên để bắt chước chuyển động vung của cánh tay theo từng bước.

- Các thiết bị hỗ trợ di chuyển như xe tập đi và gậy có thể hỗ trợ giúp bạn đi lại tại nhà.

Nói chung, cố gắng đi bộ mỗi ngày với tốc độ nhanh hơn mức ban đầu có thể giúp bạn thu được những lợi ích từ việc đi bộ.

Máy chạy bộ tại nhà có thể điều chỉnh tốc độ và thời gian phù hợp với khả năng của bạn

Đi bộ nhanh là bài tập tác động thấp nhưng có lợi cho sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Tốc độ đi bộ nhanh dao động từ 5-7km một giờ, tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Khuyến nghị hoạt động thể chất hiện nay để có lợi cho sức khỏe là 150 phút mỗi tuần. Đây có thể là một cuộc đi bộ 30 phút, năm ngày một tuần.

Tốc độ nhanh sẽ tăng cường độ và khiến việc đi bộ của bạn trở thành một bài tập cường độ vừa phải. Đi bộ nhanh có lợi cho sức khỏe, bao gồm cải thiện sức khỏe tim mạch, tâm trạng tốt hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và chứng mất trí nhớ cũng như kiểm soát cân nặng...

Xoay cánh tay ít được chú ý hơn so với chuyển động của chân nhưng vẫn là một phần quan trọng của việc đi bộ hiệu quả. Chú ý đến việc vung tay có thể giúp cải thiện tốc độ.

Người khuyết tật và các tình trạng khác có thể sửa đổi và điều chỉnh cách đi bộ để đáp ứng nhu cầu của họ. Ví dụ bao gồm đi bộ ở nhà một quãng ngắn hoặc di chuyển tay và chân theo động tác đi bộ khi ngồi trên ghế dành cho những người không thể đứng…

Mời bạn xem thêm video:

Giảm cân và kiểm soát đường huyết nhờ đi bộ sau bữa ăn.

Nguyên Trịnh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-han-che-van-dong-nen-di-bo-nhanh-nhu-the-nao-169240511155621451.htm