Người Hàn Quốc bỏ việc, tràn xuống đường kêu gọi 'tẩy chay Nhật Bản'

Các thành viên của Liên đoàn Lao động Hàn Quốc Mart đã tổ chức một cuộc biểu tình kêu gọi tẩy chay Nhật Bản trước Lotte Mart tại ga Seoul, hôm 24/7.

Các thành viên của Liên đoàn Lao động Hàn Quốc Mart thuộc Liên đoàn Công nhân Dịch vụ Hàn Quốc đã rời khỏi nơi làm việc, tòa nhà Lotte Mart bên cạnh ga Seoul, vào sáng 24/7 để ủng hộ phong trào "Tẩy chay Nhật Bản".

Các thành viên của Liên đoàn Lao động Hàn Quốc Mart thuộc Liên đoàn Công nhân Dịch vụ Hàn Quốc đã rời khỏi nơi làm việc, tòa nhà Lotte Mart bên cạnh ga Seoul, vào sáng 24/7 để ủng hộ phong trào "Tẩy chay Nhật Bản".

Những người biểu tình nói rằng họ sẽ không giúp khách hàng tìm các sản phẩm của Nhật Bản trong siêu thị và tại các nhà cung cấp khác trong trung tâm mua sắm Lotte Outlets, nơi thông với nhà ga Seoul.

Phong trào toàn quốc tẩy chay các sản phẩm Nhật Bản xuất phát từ cuộc chiến thương mại giữa Hàn - Nhật leo thang căng thẳng vào đầu tháng 7.

Người biểu tình giơ cao các áp phích, biểu ngữ và băng rôn kêu gọi tẩy chay Nhật Bản với nội dung "NO #Boycott Japan" (mang ý nghĩa tẩy chay Nhật Bản). Đi kèm là một loạt các thương hiệu phổ biến của Nhật.

Thậm chí, người biểu tình còn làm mô hình các sản phẩm Nhật Bản bán trong Lotte Outlet để đòi tẩy chay như: gia vị S&B Golden Curry, máy ảnh Canon, máy chơi game Sony Playstation, bếp điện Rinnai, gôm xịt tóc Gatsby, đồ uống đóng hộp Donga Otsuka, bia đóng hộp Nhật Bản, MUJI, UNIQLO và ABC Mart.

Áp phích tẩy chay Nhật Bản được dán lên cả máy bán hàng tự động trước Lotte Mart tại Ga Seoul. Ở đây có bán các loại đồ uống đóng hộp của Nhật như Pocari Sweat, Sapporo, Yebisu,...

Trên các áp phích lớn có đề dòng chữ: "Chúng tôi không hướng dẫn khách hàng các sản phẩm của Nhật Bản, và cũng không bán chúng".

Cùng với đó là tranh biếm họa các chính trị gia của hai nước: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập Hàn Quốc Na Kyung Won và cựu Thủ tướng Hàn Quốc, Chủ tịch đảng đối lập Hàn Quốc Tự do Hwang Kyo Ahn.

Trên băng đội đầu của ông Hwang trong tranh biếm họa có ghi "Nhật Bản cướp của Hàn Quốc", còn băng đội đầu của bà Na viết "Người bào chữa của Abe". "Xâm lược, tham vọng" là dòng chữ dành cho ông Abe.

Những nhân viên giao hàng đứng trước tòa nhà Đại sứ quán Nhật Bản cũ ở quận Jongno, Seoul, cho biết họ sẽ không giao sản phẩm UNIQLO.

Nội dung biểu ngữ của họ viết: "Chúng tôi lên án sự trả thù kinh tế của chính phủ Abe mà không hối hận về việc làm sai trái của mình trong quá khứ".

Các thành viên của "Justice for the Comfort Women" lên án chính quyền Abe vì không thừa nhận hành vi cưỡng bức nô lệ tình dục của binh lính Nhật Bản trong Thế chiến II đối với phụ nữ châu Á, bao gồm cả người Hàn Quốc, và không giúp các nạn nhân Hàn Quốc lấy lại quyền con người.

Họ mang theo bức tượng đồng của cô gái Hàn Quốc, tượng trưng cho các nạn nhân nô lệ tình dục thời chiến. Bức tượng được dựng trước Đại sứ quán Nhật ngay giữa thủ đô Seoul của Hàn Quốc vào năm 2011 và gây nên tranh cãi trong suốt những năm qua.

Hà Lan
Ảnh: Korea Times

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/nguoi-han-quoc-bo-viec-tran-xuong-duong-keu-goi-tay-chay-nhat-ban-post970472.html