Người làm ra cỗ máy tính đầu tiên đã bị lãng quên?

Tên ông đã bị lãng quên, nhưng ông chính là người đã chế tạo ra cỗ máy tính đầu tiên trên thế giới

Ảnh: Karsten Thielker / AP

Cái tên Conrad Zuse chỉ quen thuộc đối với một số ít người. Đỉnh cao hoạt động của viên kỹ sư người Đức này - người đã chế tạo ra chiếc máy tính được lập trình đa năng đầu tiên - là vào những năm tháng tồn tại chế độ Đức quốc xã.

ChạytrnkhỏiBerlin

Năm 1944, chiến tranh sắp sửa kết thúc. Berlin thường xuyên bị đánh bom. Konrad Zuse và người bạn của ông tản bộ dọc theo con phố. Hai bên đường vẫn còn nghi ngút khói, dấu tích còn sót lại sau một đêm oanh tạc của quân Đồng minh.

"Chúng ta đã đạt đến kết quả là có thể kiểm soát và giải phóng năng lượng vô biên của hạt nhân nguyên tử", Người bạn thổ lộ với Zuse. "Chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ có thể chế tạo ra những quả bom rất lớn. Có nguy cơ là nếu như thí nghiệm diễn ra không như mong đợi, thì chúng ta sẽ làm nổ tung toàn bộ trái đất"

Qua câu chuyện, Zuse được biết về sự tồn tại của bom nguyên tử. Tất nhiên, câu nói cuối cùng có vẻ hơi kỳ lạ, và ông cũng không biết, người bạn của ông nhận được thông tin này từ đâu, nhưng sau đó không lâu những tin đồn này đã lan truyền khắp cả nước Đức.

Thông báo của chính phủ Đức về việc sẽ tạo ra một loại "vũ khí để trả thù" cũng thúc đẩy sự lan truyền của những lời đồn đại đó.

Nhưng nếu như xem "Wunderwaffe" ("vũ khí kỳ diệu"- TG) là loại tên lửa có khả năng đưa đầu đạn có một khối lượng nhất định đến mục tiêu trong phạm vi vài trăm cây số, thì ông cho rằng Quân đội Đức quốc xã đã có vũ khí hạt nhân.

Sự thực không phải như thế. Đức chưa có bom nguyên tử, và chính quyền Đức quốc xã không có cả trang thiết bị và năng lực để tạo ra loại tên lửa đạn đạo có thể chở hàng tấn chất nổ thông thường vượt qua khoảng cách như vậy.

Tuy nhiên, khi đó điều này không làm ai lo lắng, toàn thể giới lãnh đạo của Đảng Quốc xã đã ở trong tình trạng như lên đồng và họ chỉ hy vọng vào một phép lạ.

Cả kỹ sư Zuse cũng hy vọng vào phép lạ, và rồi phép lạ đã xảy ra khi Tiến sĩ vật lý Funk gõ cửa văn phòng của ông.

Vào thời điểm đó, Zuse và các đồng nghiệp của ông đang nghiên cứu để chế tạo một thiết bị có mật danh là V4, và họ đang cân nhắc phương án sơ tán khỏi Berlin.

Tiến sĩ Funk sống tại văn phòng của Zuse, nhưng ông chưa bao giờ làm việc với tư cách một nhà vật lí.

Tuy nhiên, ông trở thành một nhà đàm phán không thể thay thế, là người đã cứu Zuse cùng các đồng sự và công trình của ông.

Mối quan hệ của Funk (với giới lãnh đạo Đức quốc xã - TG) và tên gọi của thiết bị nói trên đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này. Thực tế là "vũ khí trả thù" (Vergeltungswaffen) có mật danh là V1, V2 và V3 ("Fau"). Còn mật danh cỗ máy của Zuse là V4 - nghĩa là Versuchmodell ("mô hình thực nghiệm")

Nhưng khi Funk thốt ra tên gọi "V4", các quan chức chính phủ thậm chí còn không biết rằng đây không phải là công trình nghiên cứu mô hình "vũ khí trả thù".

Họ mặc nhiên cho rằng, đây là công trình nghiên cứu mô hình “vũ khí trả thù”. Vì thế, mệnh lệnh "Fau 4" cần phải được sơ tán khỏi Berlin một cách bí mật và toàn vẹn" chính là giấy thông hành cho họ rời khỏi thủ đô.

Họ đã được cấp xe tải, mặc dù lúc đó xe tải thậm chí còn không đủ để vận chuyển phụ tùng máy bay.

Một vài ngày sau, thiết bị này đã được chuyển an toàn tới Goettingen. Tại đó, những nghiên cứu cuối cùng trên thiết bị V4 được hoàn thành, và từ đó, thiết bị được chuyển đến ngôi làng Oberhoh.

Ảnh: Wikipedia

Theo một sự trùng hợp logic, ngài Wernher von Braun và nhóm của ông ta cũng có mặt ở đó. Ông ta chính là người nghiên cứu ra các tên lửa "fau", mà các quan chức nhầm lẫn với thiết bị V4, và cũng chính là cha đẻ tương lai của chương trình không gian của Mỹ.

Zuse đã tiếp xúc với Von Braun trong vài ngày, và viên kỹ sư nhận ra rằng nhà nghiên cứu về tên lửa này thậm chí không có một chút hình dung gì về vai trò của V4 trong công cuộc chinh phục không gian sau này.

Sau một thời gian, họ chia tay, mỗi người mỗi ngả: Tháng 4/1945, Zuse cùng với các trợ lý của mình đưa thiết bị đến ngôi làng Hinterstein.

Người ta đón tiếp các kỹ sư ở Hinterstein khá lạnh nhạt. Một vài ngày trước khi họ đến, một toán lính SS đã ập vào làng và đuổi người dân ra khỏi một ngôi nhà, rồi dựng trụ sở của họ ở đó.

Chỉ còn một vài ngày nữa là chiến tranh kết thúc, và lực lượng chiếm đóng của Pháp sẽ xuất hiện ở đây.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/khoa-hoc/cong-nghe/nguoi-lam-ra-co-may-tinh-dau-tien-da-bi-lang-quen-3365350/