Người nằm cáng vì bệnh xương khớp vượt suối băng băng nhờ thảo dược

Nhất Sơn

Bán gần hết đàn trâu để điều trị bệnh

Trong ngôi nhà đá trên đỉnh núi cao thuộc xã Thu Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình), bà Bùi Thị Quy (59 tuổi) chia sẻ với tôi rất nhiều về hành trình điều trị bệnh đầy khổ ải của chồng mình bằng chất giọng lơ lớ. Bà Quy bảo chồng mình là ông Bùi Văn Nhỏ (60 tuổi) bị bệnh vôi hóa cột sống rất nặng nhưng nay đã khỏe mạnh, thậm chí đi rừng, vượt thác nhanh đến mức sức thanh niên có khi theo không kịp.

Bà chia sẻ: “Đúng là bị bệnh nào khổ bệnh đó, từ ngày bị bệnh, ông nhà tôi lúc nào cũng đau đớn, mệt mỏi, tinh thần thì buồn rầu, ủ rũ. Căn bệnh vôi hóa cột sống lưng hành hạ ông ấy trong suốt nhiều năm trời. Ban đầu, nó chỉ là những cơn đau nhẹ, thoảng qua ở thắt lưng mỗi khi ông ấy đứng hoặc di chuyển.

Một thời gian sau, cảm giác đau, tê bì bắt đầu lan ra mặt sau của chân rồi xuống đến tận phần gót. Thời gian ấy, chồng tôi còn tập tễnh, túc tắc đi lại được nhưng càng vận động nhiều thì triệu chứng của bệnh càng tăng. Đặc biệt, mỗi lần đi lùa trâu hay làm nương trên rừng về, chồng tôi lại kêu đau nhức, có hôm còn nằm bẹp một chỗ, cơm nước chẳng buồn muốn ăn.

Thời gian trôi qua, bệnh tình của ông ấy mỗi lúc một nặng dẫn đến gai đôi cột sống lưng, việc di chuyển trở nên rất khó khăn, toàn phải nhờ con cái dìu đi, có khi còn nằm trên cáng. Ông Nhỏ bị bệnh, không khí trong gia đình như chùng hẳn xuống, nhìn chồng “cắn răng” chịu đựng những cơn đau, lòng tôi như thắt lại.

Sau đó, tôi đưa ông ấy đi bệnh viện đa Bạch Mai điều trị nhiều lần nhưng không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Thuốc Tây uống vào bụng cả nắm nhưng chỉ giảm đau tức thời sau đó đâu lại vào đấy. Để có tiền chữ bệnh cho chồng, tôi phải bán gần hết đàn trâu, mấy nương mía đấy. Thế mà, tiền bạc thì cứ đội nón ra đi còn sức khỏe của chồng mãi chẳng thấy quay trở về”.

Lương y Triệu Thị Bình

Lương y Triệu Thị Bình

Sau này, bác sỹ khuyên ông Nhỏ nên tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt. Bởi để lâu rất có thể ông sẽ bị liệt và những năm tháng cuối, cuộc đời của ông phải gắn liền với chiếc xe lăn. Tuy nhiên, bác sỹ cũng cảnh báo, quá trình phẫu thuật có thể gây viêm nhiễm, đau đớn cho ông Nhỏ, để lại vết mổ dài lâu liền, tỷ lệ thành công chỉ 50/50. Chi phí cho ca mổ lên đến 100 triệu đồng.

“Lúc ấy, tôi cũng nghĩ chồng mình khó qua khỏi, chắc nằm liệt giường một chỗ suốt đời. Nhưng may mắn thay, trong một lần đọc báo Gia đình & pháp luật có biết đến lương y Triệu Thị Bình (Yên Sơn, ba Vì, Hà Nội) chữa cho hàng vạn bệnh nhân xương khớp một cách công hiệu. Đọc xong bài báo, tôi cũng bán tín bán nghi, bởi trước đó tôi đã cất công, lặn lội nhiều nơi ở Hòa Bình tìm thuốc Nam cho ông ấy uống mà không ăn thua. Thôi thì còn nước còn tát, tôi quyết gọi điện cho lương y Triệu Thị Bình xem sao”, bà Quy nhớ lại.

Một tháng sau đã túc tắc đi lại

Quả thực, lần “tát nước” này đã không khiến bà Quy thất vọng. Bởi chỉ sau một thời gian ngắn dùng thuốc của Lương y Bình, sức khỏe ông Nhỏ đã có những chuyển biến rõ rệt. Nói đến đây, đôi mắt bà Quy dường như bừng sáng và tôi cảm rõ rệt niềm hạnh phúc trào dâng trong từng lời nói của người phụ nữ lục tuần này. Điều kỳ diệu mà bà Quy nhắc tới không không có gì tuyệt vời hơn, đó là bệnh tình của ông Nhỏ thuyên giảm nhanh chóng. Uống được mấy thang thuốc đầu, ông Nhỏ đã cảm thấy bớt đau, hiện tượng tê bì chân cũng ít dần.

Đạt được kết quả khả quan, bà Quy như được tiếp thêm động lực, ngày nào cũng chăm chỉ sắc thuốc cho chồng uống. Để “chắc ăn” hơn, bà còn quay lại nhà lương y Bình, lấy thêm thuốc về cho ông Nhỏ tắm. Đúng là trời không phụ lòng người, gần 1 tháng uống và tắm thuốc của lương y người Dao, ông Nhỏ đã có thể men theo mép giường tập đi. Khoảng nửa tháng sau, ông Nhỏ tự mình đi lại được mà chẳng cần nhờ đến sự trợ giúp của vợ con.

Uống thuốc thêm một thời gian nữa, ông lấy lại được sức khỏe xung mãn như thời chưa bị bệnh, tham gia lao động bình thường mà chẳng gặp phải trở ngại, đau đớn gì. Bệnh tình được điều trị, tinh thần cũng vì thế mà được cải thiện, ông ăn ngon, ngủ tốt mà không còn trằn trọc, bứt dứt mỗi đêm như trước đây nữa. Có lẽ sau gần 10 năm, giờ đây ông Nhỏ mới có cảm giác được trở lại là chính mình và sống trọn vẹn kiếp người.

Không chỉ có ông Nhỏ được lương y Bình điều trị, mà chính bà Quy cũng trờ thành bệnh nhân của vị “thần y” này. Ông Nhỏ khỏi bệnh chưa được bao lâu thì tới lượt bà Quy bị chứng viêm khớp hành hạ. Đầu gối của bà sưng đỏ, hông đau nhức nhưng vẫn cố lên rừng lấy củi. Dần dà, bệnh nhanh chóng lan đến các khớp tay, lưng, cổ khiến bà gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động. Bệnh diễn biến nhanh khiến bà Quy khá hoảng hốt, chỉ ít lâu sau, các khớp chân tay của bà sưng to, tấy đỏ chẳng khác gì quả cà chua chín. Bà Quy mua thuốc Tây về uống nhưng chỉ giảm đau được 2 - 3 hôm, hết thuốc triệu chứng của bệnh lại tìm đến. Nhớ đến lương y Sơn, bà Quy khăn gói xuống bản dưới tìm hướng “giải thoát” cho chính căn bệnh của mình. Do bệnh của bà Quy nhẹ và không lâu năm bằng ông Nhỏ, nên chỉ uống vài thang thuốc, chứng viêm khớp coi như đã khỏi hẳn, không còn sưng đau, tấy đó, nhức nhối nữa.

Như để chứng minh những gì mình nói là hoàn toàn đúng sự thật và không hề tô vẽ, bà Quy nhanh chóng vạch những khớp tay, khớp chân của mình cho tôi xem. Bà bảo: “Trước kia mỗi lần trái gió trở trời hay làm việc gì nặng thì đau đớn không thể chịu được. Nhưng từ ngày uống thuốc của lương y Bình, tôi khỏi bệnh hẳn. Giá mà biết đến bài thuốc của bà ấy sớm thì quá trình điều trị cho ông nhà tôi đã không tốn kém, vất vả đến thế. Đến thời điểm hiện tại, vợ chồng tôi đều khỏe mạnh, chúng tôi vẫn đi phát nương, làm rẫy, lùa trâu trên rừng cả ngày mà chẳng thấy mỏi chân, chùn gối. Khỏi bệnh, chúng tôi mách cho rất nhiều người bị xương khớp đến với lương y Bình. Tôi quan niệm, cứu người hơn xây bảy tòa tháp, huống hồ bài thuốc của bà ấy vừa quý vừa rẻ so với thuốc Tây và các lương y khác, tại sao lại không chia sẻ để mọi người cùng sống vui sống khỏe chứ”.

Bạn đọc gọi điện để tư vấn, lấy thuốc của lương y Triệu Thị Bình qua số: 0982. 749. 646 – 0981 096 720

Còn tiếp…

Nhất Sơn

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/xa-hoi/y-te/nguoi-nam-cang-vi-benh-xuong-khop-vuot-suoi-bang-bang-nho-thao-duoc-a260968.html