Người thầy giáo mù và cây 'bút kiếm'

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù). Ông là nhà giáo, thầy thuốc và là nhà thơ lớn nhất của miền Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.

Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, mẹ ông là bà Trương Thị Thiệt.

Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu được mẹ nuôi dạy ở làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (Quận 1, TP.HCM ngày nay). Năm 1843, ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi. Khi ấy, có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông.

Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849). Ngày 31/12/1848, mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định. Được tin, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ.

Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường, nên đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng. Trong thời gian nghỉ chữa bệnh ở nhà một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, tuy bệnh không hết, nhưng ông cũng đã học được nghề thuốc. Lâm cảnh đui mù, hôn thê bội ước, cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm 1851, thì mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định).

Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền làm vợ. Bà Điền là em gái thứ năm của Lê Tăng Quýnh, học trò ông, vì cảm phục và mến thương thầy, đã xin gia đình tác hợp.

Bạn đã biết những gì khác nữa về ông và tác phẩm của ông?

Phương Chi

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/trac-nghiem/ngay-20-11-nguyen-dinh-chieu-nguoi-thay-giao-mu-va-cay-but-kiem-410900.html