Người tiêu dùng hoang mang, doanh nghiệp thiệt hại

Giadinh.net - "Chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt liên quan đến chất lượng sữa là vấn đề rất nhạy cảm. Thời gian qua, có nhiều thông tin về các sản phẩm sữa đưa chưa chính xác đã gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp".

> Nhiều loại sữa hàm lượng đạm thấp TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết. Nhiều thông tin sai lệch Gần đây, trên diễn đàn của Web Trẻ Thơ, một nhóm các bà mẹ đã đưa nhật ký trên mạng (blog) của họ lên diễn đàn, mục chủ đề: “Khi sữa... không như chúng ta tưởng”. Nội dung các bài viết này nói về sự chênh lệch hàm lượng dưỡng chất, cụ thể là canxi in trên bao bì sản phẩm Enfagrow A+ (Dạng hộp giấy 650gr) của Mead Johnson dựa trên kết quả xét nghiệm mà cá nhân khách hàng này thực hiện. Theo thông tin từ Công ty Mead Johnson, công ty đã và đang giải quyết triệt để thắc mắc của khách hàng này. Trước những luồn dư luận này, phía Công ty Mead Jonhson Nutrition Vietnam ngày 19/7 đã chính thức khẳng định với GĐ&XH, hàm lượng canxi trong sản phẩm sữa nhãn hiệu Enfa của Công ty Mead Johnson đảm bảo tuyệt đối yêu cầu về thành phần dưỡng chất theo đúng quy định của Bộ Y tế Việt Nam và hoàn toàn an toàn cho người sử dụng. Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), trong 6 tháng đầu năm 2009, tình trạng sữa không đảm bảo chất lượng đã giảm đáng kể so với năm 2008 (giảm gần 30%). Theo các kết quả kiểm nghiệm của công ty, hàm lượng này nằm trong “Mức tiêu thụ canxi giới hạn” được Bộ Y tế Việt Nam đề cập trong cuốn “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam” do Nhà xuất bản Y học ấn hành 2007. Do vậy, không có khả năng gây ra bất kỳ nguy hại đến sức khỏe của trẻ em sử dụng. Công ty Mead Johnson cũng sẽ phối hợp với các cơ quan Công an và Bộ Thông tin - Truyền thông để tiến hành điều tra và làm sáng tỏ những cá nhân lợi dụng thông tin kích động, diễn giải sai lệch và phát tán nội dung xuyên tạc qua kênh Internet như website, blogs cá nhân. Công ty sẽ thu thập các dữ liệu cần thiết, để tiến hành các thủ tục pháp lý khởi kiện cần thiết. Ông Mark Hely, Tổng Giám đốc Mead Johnson Việt Nam cho biết, “Công ty bác bỏ thông tin hàm lượng canxi trong Enfagrow A+ cao hơn công bố trên nhãn sản phẩm có khả năng gây hại cho sức khỏe. Theo chúng tôi, đây là một kết luận không có cơ sở khoa học. Cần thông tin chính xác về sản phẩm tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp, hoang mang cho người tiêu dùng. (Ảnh: Chí Cường) Nói cần “có chứng” Theo kiểm nghiệm của Case (TP HCM 5/2009), hàm lượng canxi trong sữa Enfagrow A+ 650g là 781mg/100g bột sữa so với công bố bao bì 560mg/100g. Đối với sữa Enfagrow A+, khuyến cáo ghi trên nhãn sản phẩm là 3 ly sữa/ ngày cho trẻ từ 1 – 3 tuổi, tương đương với 120g bột sữa Enfagrow A+/ ngày. Trong trường hợp bé uống đúng hướng dẫn, thì lượng canxi trẻ thu nhận từ sữa Enfagrow A+ là 937,2 mg/ ngày. Mức tiêu thụ này thấp hơn rất nhiều so với mức tiêu thụ canxi giới hạn 2.500mg/ngày công bố bởi Viện Y khoa Hoa Kỳ (IOM, 1997) do Bộ Y Tế Việt Nam ban hành, do đó không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏa của trẻ. Cũng theo thông tin trong cuốn sách này về mức tiêu thụ canxi giới hạn viết: “Khi lượng calci ăn vào dư thừa, canxi sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể. Vì thế, rất hiếm gặp các trường hợp thừa calci trong máu hay tích trữ thừa trong mô do tiêu thụ quá nhiều canxi... Mức tiêu thụ canxi giới hạn là 2.500mg/ngày cho tất cả các nhóm tuổi (IOM, 1997)”. Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng vừa có công văn gửi Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, những thông tin trên báo chí thời gian vừa qua về ba sản phẩm của Vinamilk không đạt chỉ tiêu chất béo (lipid) như công bố là chưa chính xác. Công ty Vinamilk đã cho kiểm nghiệm lại chính 3 mẫu sữa do phía Sở Y tế Hải phòng kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm tại Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TPHCM và Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, Trung tâm kiểm nghiệm VSATTP (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho thấy hàm lượng chất béo của các sản phẩm này đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu đã công bố. Theo hàm lượng công bố trên nhãn của sản phẩm sữa đặc có đường Ông Thọ là 9%, khi kiểm nghiệm kết quả vẫn là 9%. Còn các loại sữa bột Dielac Star Step 1 kiểm nghiệm là 28,88% (công bố là 28%); Dielac Mama kiểm nghiệm 15,7% (công bố là 15%). Theo Phó Tổng giám đốc Vinamilk Nguyễn Thị Thanh Hòa, cty này không có bất kỳ cơ sở sản xuất kinh doanh nào tại số 57/22 Bàu Cát, phường 14, quận Tân Bình như Chi cục ATVSTP Hải Phòng công bố trên báo chí. Để giá sữa nhập khẩu có thể giảm Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội nhận định: Tuy sữa được bổ sung vào 15 mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, nhưng Nhà nước chỉ thực hiện quyền điều chỉnh giá bán khi thị trường trong nước có đột biến, giá tăng hoặc giảm bất thường. Mức giá điều chỉnh phải căn cứ vào mức tăng, giảm của thị trường trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục và phải tăng, giảm khoảng 20%. Các siêu thị không thể đảm nhiệm được vai trò bình ổn giá, do hầu hết là các siêu thị nhỏ, vốn ít nên hàng hóa chủ yếu vẫn là ký gửi. Không chỉ có sữa mà còn có nhiều mặt hàng khác người tiêu dùng nước ta vẫn đang phải chấp nhận mức giá cao, do các siêu thị chưa có sự liên kết để tìm kiếm nguồn hàng, hay ký những hợp đồng giá trị lớn để được hưởng mức giá ưu đãi. Với mức lãi suất được hỗ trợ 4% như hiện nay, các Tổng công ty thương mại Nhà nước cần đứng ra làm đầu mối nhập khẩu sữa về để phân phối cho các nhà bán lẻ. Khi đó giá nhập khẩu sữa, mức lợi nhuận cũng sẽ được minh bạch. Như vậy, giá sữa nhập khẩu bán tại Việt Nam mới có thể hạ xuống. Dạ Quỳnh Vân Khánh

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/home/20090720075735896p0c1011/nguoi-tieu-dung-hoang-mang-doanh-nghiep-thiet-hai.htm