Người trẻ hướng ngoại nhất, cũng 'vượt khó' nhất khi đối mặt thử thách

Chính vì quá đủ đầy, đôi khi thế hệ millennials quên mất rằng vẫn có một thế giới rực rỡ và nhiều điều thử thách hơn chờ đợi bên ngoài vòng an toàn.

Nguyễn Cao Minh (sinh năm 1994, quận 2, TP.HCM) ấn gửi chiếc mail cuối cùng trong một job làm với công ty nước ngoài vào một buổi chiều thứ 3, khi đang ngồi trong một coworking space (không gian làm việc chung) ở quận 1.

Hoàn thành đại học, học thêm chương trình đào tạo về thiết kế, gần 2 năm nay, Minh là freelancer, làm việc chủ yếu qua mạng nhờ khả năng thiết kế.

“Có rất nhiều trang bán sản phẩm thiết kế công cộng trên mạng. Khi mình đưa lên, các công ty nước ngoài sẽ kết nối để trả tiền, đặt thêm sản phẩm hoặc thuê mình tiếp tục làm dự án”.

95% khách hàng của Trí đứng sau màn hình. Anh ít khi gặp người trả tiền cho mình. Việc trò chuyện, định giá, trao đổi đều diễn ra online.

“Mình quen sống, làm việc, giao tiếp qua mạng. Không cần đến công ty, không bị ràng buộc, chủ động toàn bộ thời gian”.

Cao Minh là một hình ảnh tiêu biểu của thế hệ Z, thế hệ được sinh ra trong kỷ nguyên của công nghệ số.

Đây là những người được sinh từ giữa nửa cuối của những năm 1990 đến giữa những năm 2000, đang từng bước tham gia vào lực lượng lao động và tiêu dùng.

Thế hệ này lại đang tạo ra một “vùng thoải mái” khác hẳn với cha ông mình, với đầy đủ các thông tin, Internet, mạng xã hội trong tay.

Thế hệ Z được sinh ra trong kỷ nguyên của công nghệ số.

Thế hệ Z được sinh ra trong kỷ nguyên của công nghệ số.

Thế hệ sống trong "bầu khí quyển" Internet

Khác với cha ông mình, thế hệ Z chưa bao giờ biết và trải qua một thời kỳ không có internet trước đó. Thế giới của họ không hề có lằn ranh giữa thực và ảo. Họ chưa bao giờ biết đến một xã hội mà họ không thể ngay lập tức kết nối và tìm kiếm câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào nảy sinh trong đầu.

Khi lớn lên, không cần đến nỗ lực tìm kiếm, học hỏi, sở hữu, Internet, mạng xã hội và smartphone đã ở ngay trong tầm tay và trở thành một bầu khí quyển thứ hai với họ.

New York Times đã nhận định, trong lịch sử, chưa có thời đại nào mà cách thức liên lạc, giao tiếp và thể hiện bản thân của con người lại dễ dàng đến như vậy. Chính điều này cũng tác động đến mọi khía cạnh hình thành nên tính cách, cũng như phẩm chất đặc trưng của thế hệ trẻ ở cả thế giới và Việt Nam.

Theo báo cáo của Epinion - công ty Nghiên cứu Thị trường tại Châu Á, nếu thế hệ cha ông có khẩu hiệu “chạy theo xu hướng”, thì thế hệ Z lại “dẫn đầu xu hướng”. Với họ, “thay đổi hoặc không gì cả”.

Là những người sinh ra, lớn lên, hít thở không gian tồn tại của các mạng xã hội, thế hệ Z thực hiện việc xử lý thông tin nhanh nhạy hơn, kết nối với nhau hiệu quả hơn, sử dụng các công cụ giá trị hơn.

Sống ở thời kỳ mọi thứ thay đổi nhanh, thế hệ này muốn tạo ra những giá trị thực tế, muốn cống hiến và quan tâm tới những vấn đề toàn cầu hơn như giáo dục, môi trường, nữ quyền, xã hội bình đẳng.

Thế hệ Z thực hiện việc xử lý thông tin nhanh nhạy hơn, kết nối với nhau hiệu quả hơn, sử dụng các công cụ giá trị hơn.

Thế hệ thật sự bước ra ngoài

Vì đã quen thuộc với khái niệm “không bàn phím”, với đầy những thiết bị số, màn hình cảm ứng, kết nối không dây, thế hệ Z không chỉ là thế hệ thừa hưởng kỹ thuật mới nhất, họ phát triển những tính cách mới, ưa thích thông tin nhanh gọn, những thứ giật gân tràn ngập từ mỗi cú nhấn đầu ngón tay.

Nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra, dù “sống ảo”, nhưng thế hệ trẻ không ngại bước ra ngoài để tạo ra những tác động tích cực đến thế giới.

Theo báo cáo của Washington Post, 78% người trẻ khi được hỏi cho biết đã tham gia công việc tình nguyện, chủ yếu trong các lĩnh vực môi trường, giáo dục, cộng đồng. 94% trong số đó khẳng định sẽ tiếp tục công việc đóng góp cho xã hội.

Khảo sát trong cộng đồng người trẻ được thực hiện bởi SCMP tại các nước châu Á, cứ 10 người thì có 6 người cho biết lựa chọn công việc có ích cho xã hội hơn là thu nhập cao, 2 người còn lại lựa chọn nghiên cứu để phát minh, sáng tạo chứ không thừa hưởng và bắt chước.

Trước các vấn đề mang tính sống còn, thế hệ này buộc thế giới phải chú ý đến họ, lắng nghe họ, và cho họ được quyền biểu quyết.

Mới đây, ba kỹ thuật viên Ariston cùng nhau thực hiện 1 ý tưởng "lớn" – mang một sản phẩm cung cấp nguồn nước nóng cho các nhà khoa học đang nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại vùng cực Bắc.

18 tháng chuẩn bị và 2 tháng ròng rã di chuyển đến Bắc Cực, đối mặt với thời tiết xấu, những cơn bão tuyết và gấu Bắc cực, họ đã tạo ra một nơi trú ngụ thoải mái và an toàn mang tên "The Comfort Zone" cho các nhà khoa học giữa hòn đảo trắng tuyết Disko, Greenland.

Những khó khăn trong hành trình chinh phục Bắc Cực của ba kỹ thuật viên Ariston.

Nhờ có The Comfort Zone, khả năng duy trì nghiên cứu trong mùa đông sẽ cao hơn, từ đó góp phần vào những khám phá đột phá trong các đợt khảo sát nhờ vào phạm vi dữ liệu đa dạng theo mùa.

Nhiệm vụ cao cả này sẽ không thể được hoàn thành nếu không nhờ vào sự nỗ lực và ý chí của đoàn kỹ thuật viên Ariston - những người dám đương đầu và vượt qua những của bản thân, tạm xa gia đình, công việc và cuộc sống tiện nghi để dấn thân vào sứ mệnh vô cùng ý nghĩa.

"Đây là một hành trình vô cùng gian nan vì chúng tôi phải đối mặt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt và khôn lường", William Randaccio, kỹ thuật viên Ariston đã tham gia hành trình chia sẻ.

Không chỉ vậy, nhiệm vụ này cũng không thể trọn vẹn nếu không có nguồn nước từ sản phẩm của Ariston – ngay cả tại những vùng đất khắc nghiệt nhất, các sản phẩm gia nhiệt của Ariston vẫn là một minh chứng cho "Thử thách khắc nghiệt khẳng định chất lượng vượt trội".

Ba kỹ thuật viên Ariston mang một sản phẩm cung cấp nguồn nước nóng cho các nhà khoa học đang nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại vùng cực Bắc.

Vượt qua thử thách để chiến thắng bản thân: Dễ hay khó

Tốt nghiệp xong đại học, khác với mong muốn của gia đình là xin vào một cơ quan nhà nước với mức lương đủ sống, Nguyễn Cao Minh vừa làm thêm, vừa đăng ký học thêm 2 năm chuyên ngành design mình ưa thích.

“Với gia đình mình, vùng thoải mái là có công việc ổn định, sáng 8h đi, chiều 5h về. Chỉ cần chệch ra khỏi giới hạn, thói quen, phạm vi đó, thì mọi thứ đã là một thử thách đối với bản thân mình rồi”.

Cao Minh lựa chọn khác, cậu bước ra khỏi “tập quán” quen thuộc của người thân, tiếp tục theo đuổi công việc mà mình ưa thích từ lâu là thiết kế, từ chối việc ngày làm 8 tiếng và những buổi sáng thứ 2 chán nản tới công ty.

Cậu vẫn làm việc, nhưng tự làm chủ, với đồng nghiệp nằm khắp nơi ở thế giới phẳng, cùng công cụ là Internet và mạng xã hội.

“Mình làm việc mà những người quanh không dám làm: Đó là tự nguyện tiếp đón những khó khăn và thách thức mới mẻ khi phải chủ động sắp xếp cuộc sống, công việc. Mình có lo lắng và nghi ngờ khả năng của mình chứ, nhưng vẫn làm, vì mình biết nếu cứ kéo dãn vùng an toàn của mình ra, khả năng của mình càng phát triển hơn”, Cao Minh cho biết.

Từ một freelancer, tháng 2/2019, Cao Minh nhận một tài trợ của công ty công nghệ về giáo dục tại Seoul để sang Hàn Quốc tiếp tục thực hiện một dự án.

Suy nghĩ 2 ngày, cậu đồng ý.

Sau khi vượt qua thử thách đầu tiên của việc rời xa gia đình, cậu tiếp tục đối mặt với thử thách tiếp theo mang tên môi trường sống.

“Sẽ chẳng có gì sai nếu bản thân bạn không thích đối mặt với khó khăn, thách thức. Ai mà chẳng muốn được cảm thấy an toàn, yêu thương và đùm bọc? Nhưng cuộc đời sẽ đơn điệu và buồn tẻ lắm nếu ta cứ sống êm đềm như vậy”, Cao Minh giải thích.

Để có đủ bản lĩnh đương đầu với những thử thách đó, rất nhiều người trẻ phải chuẩn bị tâm thế rằng ở môi trường mới có thể mọi thứ sẽ không hề thuận lợi. Công việc mới sẽ có những quy trình mới, người đồng nghiệp mới, vì thế mà không phải ai cũng sẽ hiểu bạn hay bạn có thể hiểu rõ cách công việc đó được thực hiện tốt nhất.

Cuốn sách ngọt ngào bạn đang đọc sẽ thay bằng những con chữ khô khan.

Nơi ở mới với những phong tục tập quán kỳ lạ khác xa với góc phố thân thuộc ở thành phố bạn sinh ra.

Những gương mặt người và ngôn ngữ mới chẳng có chút gì giống với đám bạn tuổi thơ và tiếng mẹ đẻ vẫn nuôi lớn bạn từ bé tới giờ.

Bước khỏi vùng thoải mái để đương đầu với thử thách khắc nghiệt không dễ, vì thế, sự dũng cảm dám trải nghiệm phải là điều kiện tiên quyết để bạn quyết định mở rộng hay chuyển đổi vùng an toàn của mình.

Bước khỏi vùng thoải mái để đương đầu với thử thách khắc nghiệt không dễ, vì thế, sự dũng cảm dám trải nghiệm phải là điều kiện tiên quyết để bạn quyết định mở rộng hay chuyển đổi vùng an toàn của mình.

Ai đó đã nói rằng cuộc sống giống như khi ta đi xe đạp. Hoặc liên tục tiến về trước, hoặc ngã nhào khi dừng lại. Hạnh phúc sẽ đến nếu bạn miệt mài nhấn những bước đạp để tìm kiếm những điều mới lạ ở quãng đường phía trước.

Phát triển cần có quá trình. Quá trình cần có hành động cụ thể. Hành động đó chính là bước ra khỏi chính con người hiện tại của bạn.

Bạn càng ở trong vùng thoải mái lâu, bạn càng ngại ngùng với thử thách. Trưởng thành là khi bạn mạnh mẽ bước 1 chân ra khỏi hiện tại, và cách duy nhất là trải nghiệm những thứ nằm ngoài tầm hiểu biết và cuộc sống của mình trong ngày hôm qua.

Luôn nhớ rằng ngày mai là một ngày mới mẻ, bạn luôn có cơ hội để thách thức chính mình.

Báo điện tử Zing.vn đồng hành với Ariston Thermo Việt Nam giới thiệu chiến dịch “The Ariston Comfort Challenge” - một câu chuyện có thật về hành trình khắc nghiệt của ba kỹ thuật viên Ariston tại Greenland. Để xây dựng được một ngôi nhà thoải mái giữa Bắc Cực lạnh giá, ba kỹ thuật viên đã lắp đặt máy gia nhiệt đến từ Ariston - sản phẩm duy nhất có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện khắc nghiệt, mang lại sự thoải mái cho đội ngũ các nhà khoa học quốc tế đang nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tại nơi đây.

Tiếp nối hành trình "Thử thách khắc nghiệt khẳng định chất lượng vượt trội" tại Greenland, Ariston tiếp tục giới thiệu Andris2 Top Wi-Fi và Slim2 Lux Wi-Fi - hai sản phẩm mới với công nghệ Wi-Fi thông minh nhằm mang đến sự an toàn, tiết kiệm điện và tiện lợi kiểm soát trong tầm tay.

Tìm hiểu thêm tại ariston.com.

https://www.ariston.com/

Hà Anh

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/nguoi-tre-huong-ngoai-nhat-cung-vuot-kho-nhat-khi-doi-mat-thu-thach-post997480.html