Người xưa biến cung tên thành vũ khí chết chóc như thế nào?

Cung tên là một vũ khí phổ biến của nhiều đế chế thời xưa. Để tăng tính sát thương, người xưa có nhiều cải tiến về đầu mũi tên. Thậm chí, nó được tẩm thuốc độc để biến thành vũ khí chết chóc.

Theo các nhà nghiên cứu, cung tên được con người phát minh từ thời đồ đá. Kể từ khi ra đời, nó trở thành một loại vũ khí tầm xa có khả năng sát thương cao. Vì vậy, vũ khí chết chóc này được sử dụng phổ biến trong quân đội của nhiều đế chế.

Theo các nhà nghiên cứu, cung tên được con người phát minh từ thời đồ đá. Kể từ khi ra đời, nó trở thành một loại vũ khí tầm xa có khả năng sát thương cao. Vì vậy, vũ khí chết chóc này được sử dụng phổ biến trong quân đội của nhiều đế chế.

Tầm bắn trung bình của cung tên vào hàng ngàn năm trước là khoảng 150m.

Đối với những cung thủ có kỹ năng vượt trội cộng thêm việc cung tên được chế tạo tốt thì tầm bắn có thể lên tới 400m.

Cung thủ Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn nổi tiếng với tài thiện xạ. Họ có thể vừa cưỡi ngựa vừa bắn cung trúng mục tiêu quân địch từ khoảng cách 300 - 400m.

Để tăng tính sát thương của cung tên, người xưa không chỉ cải tiến sự chắc chắn, mạnh mẽ của vũ khí mà còn dành nhiều thời gian nghiên cứu đầu mũi tên.

Các nhà khảo cổ tìm được hàng trăm loại đầu mũi tên của nhiều nền văn minh cổ xưa tại các nước trong thời gian qua.

Trong số này, các chuyên gia tìm thấy gần 100 loại mũi tên tại Trung Quốc. Những đầu mũi tên được sử dụng nhiều nhất tại Trung Quốc thời phong kiến là mũi tên ba cạnh.

Loại mũi tên này có hình dáng giống với đầu đạn ngày nay và có tính sát thương mạnh. Khi đối phương trúng mũi tên loại này thường gây ra vết thương sâu và khó lành hơn những đầu mũi tên khác.

Thêm nữa, người xưa còn có thể bôi thêm chất độc vào đầu mũi tên để tăng khả năng sát thương.

Nếu kẻ địch bị bắn trúng mũi tên có tẩm chất độc của bọ cạp, rắn độc, rết độc... cực mạnh thì có thể mất mạng nhanh chóng nếu không có được thuốc giải kịp thời.

Mời độc giả xem video: TP. HCM: Phá đường dây mua bán vũ khí qua mạng. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/di-san/nguoi-xua-bien-cung-ten-thanh-vu-khi-chet-choc-nhu-the-nao-1520977.html