Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán

Tết Nguyên Đán hay còn được gọi là Tết cổ truyền, Tết ta, Tết âm lịch… được coi là ngày lễ truyền thống lớn nhất tại Việt Nam. Đây được coi là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi gia đình và toàn dân tộc.

Nguồn gốc ngày Tết Nguyên Đán

Tết nguyên đán được coi là dịp lễ quan trọng nhất trong năm do ảnh hưởng của văn hóa Tết âm lịch Trung Hoa và vòng văn hóa Đông Á. "Nguyên đán" có gốc chữ Hán "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hoặc sơ khai và từ "đán" là buổi sáng.

Theo đó, trong lịch sử của Trung Hoa, nguồn gốc của Tết nguyên đán có từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuông màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu (tháng chạp). Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng một làm tháng Tết.

Đến đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết nhất định vào tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ T3 TCN), Tần Hủy Hoàng đã đổi qua tháng Hợi, tức tháng Mười. Sang thời nhà Hán, Hán Vũ Đế ( 140 TCN) đã đặt lại ngày Tết vào tháng Dần tức là vào tháng Giêng.

Từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Tại Việt Nam, trước năm 1967, ngày 8/8/1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn ở miền Băc.

Do đó, hai miền Nam và Bắc đón Tết Mậu thân hai ngày khác nhau (miền Bắc ngày 29/1 trong miền Nam là ngày 30/1). Từ năm 1976, cả hai miền Nam và Bắc đã dùng chung múi giờ GMT+7 và từ đó cả dân tộc đón chung Tết cổ truyền.

Ảnh minh họa

Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là thời điểm đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ.

Quy luật 3 năm nhuận 1 tháng âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết nguyên đán không bao giờ trước ngày 21/1 và sau ngày 19/12 dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2. Người Việt ăn mừng Tết cổ truyền với niềm tin thiêng liêng vì đây là ngày đoàn tụ, ngày làm mới, ngày tạ ơn và hy vọng...

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội ; tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa.. Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng.

An Nhi (T/H)

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/nguon-goc-va-y-nghia-ngay-tet-nguyen-dan-d63454.html