Nguyên liệu được người Nhật tin dùng chống đột quỵ phổ biến tại Việt Nam

Nhiều người sẽ cảm thấy khó thiện cảm với mùi vị của món ăn truyền thống Natoo luôn xuất hiện trong bữa cơm của người Nhật. Nhưng ít ai biết rằng, đó là bài thuốc phòng đột quỵ và bệnh tim. Hơn nữa nguyên liệu chính của món ăn này lại vô cùng quen thuộc với người Việt Nam, đó chính là đậu nành.

Món ăn truyền thống Natoo của người Nhật

Món ăn truyền thống Natoo của người Nhật

Natto là gì?

Natto là một món ăn truyền thống của Nhật Bản, được làm từ những hạt đậu nành đã luộc chín được ủ với Enzym (Bacillus natto) ở một môi trường 40°C trong vòng 14-18 giờ để lên men. Quá trình lên men tự nhiên khiến hạt đậu chuyển sang màu nâu, độ nhớt cao và có mùi nồng nặc.

Không có câu trả lời chính xác Natto được làm lần đầu tiên như thế nào. Người ta cho rằng Natto được tạo ra vô tình do những hạt đậu tương đã nấu chín ở trong bó rơm khô gặp độ ẩm và nhiệt độ thích hợp tạo nên món ăn có mùi lạ lạ hấp dẫn.

Ngày nay các nhà khoa học đã nuôi cấy, chủ động tạo ra men để nhà sản xuất có thể làm ra natto quanh năm. Số liệu gần đây nhất cho biết hơn 700.000 tấn natto được sản xuất hàng năm.

Tác dụng của món Natto

Những người tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, có cơn đau thắt ngực, suy tĩnh mạch, tiền sử nhồi máu não, nhồi máu cơ tim… Ăn Natto thường xuyên giúp dự phòng các biến chứng và dự phòng tái phát một cách hữu hiệu. Tuy mùi và vị của nó không dễ ăn với nhiều người nhưng khi ăn quen rồi người ta lại rất thích giống như người tây ăn nước mắm Việt vậy.

Người ta đánh giá chất lượng Natto qua độ dài của sợi nhớt. Nếu khi lấy đũa gắp một miếng lên khỏi chén mà sợi nhớt càng dài thì natto càng ngon. Đây là món ăn nhiều dinh dưỡng, dễ làm, không đắt tiền mà mọi người có thể làm tại nhà, và không cần phải chế biến thêm khi dùng.

Trên Thế Giới cũng có những món làm từ đậu nành lên men như tương, chao của Việt Nam, tan-shih hay kan-shih (đậu hũ không muối) của Trung Hoa, Joenkuk-jang và Damsue-jang của Hàn Quốc, thuanoa ở Thái Lan, Kinema ở Nepal và Sereh ở Bali. Nhưng chỉ có tại Nhật thì người ta mới sử dụng rộng rãi hình thức lên men của đậu nành này.

Tuy một số người lại không chịu nổi mùi của nó nhưng một số khác lại ưa thích ngay, ở khía cạnh này, nó có nét gì đó giống các món mắm của nước ta hay món pho mát của châu Âu.

Cách chế biến món natto:

Nguyên liệu: 0,7kg đậu nành, nước, một hộp natto thành phẩm làm men giống.

Cách chế biến:

- Rửa sạch đậu nành và cho vào một cái chậu. Đổ nước sạch vào cho ngập đậu nành (3 phần nước, 1 phần đậu), rồi ngâm từ 9-12 tiếng hoặc ngâm qua đêm.

- Rửa lại đậu nành rồi cho vào nồi luộc khoảng 9 tiếng. Hoặc có một cách để giảm thời gian nấu là bạn cho đậu nành vào nồi áp suất và đun trong vòng 45 phút.

- Để đậu nành đã luộc ráo nước và đặt vào một cái đĩa đã được tiệt trùng. Bạn có thể tiệt trùng đĩa bằng cách luộc tối thiểu 10 phút trước khi sử dụng.

- Trộn đậu nành với men giống (xử lý men giống theo hướng dẫn trên bao bì, thường là nghiền nát với ít muối và nước sạch). Bạn nên sử dụng thìa đã tiệt trùng để trộn các thành phần lại với nhau.

- Bọc kín cái đĩa chứa đậu nành trộn với men giống, và cho vào lò nướng với nhiệt độ khoảng 37.8°C trong khoảng thời gian 22-24 tiếng, với mục đích cho đậu nành lên men.

- Cho vào tủ lạnh khoảng 24 tiếng trước khi lấy ra sử dụng. Để món ăn bảo quản được lâu hơn, bạn nên để trong tủ lạnh khoảng 24-96 tiếng.

Lưu ý khi ăn natto:

Nhìn chung, natto là một món ăn an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, natto chứa vitamin K1 có đặc tính làm loãng máu. Vì vậy, những người sử dụng thuốc loãng máu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa natto vào chế độ ăn ngày.

Thêm vào đó, natto được làm từ đậu nành nên có thể chứa goitrogen, chất có thể ức chế chức năng thông thường của tuyến giáp, đặc biệt ở những người có chức năng tuyến giáp hoạt động kém.

Mặc dù goitrogen không gây ra vấn đề sức khỏe cho những người bình thường nhưng những người bị suy giảm chức năng tuyến giáp nên hạn chế tiêu thụ.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/nguyen-lieu-duoc-nguoi-nhat-tin-dung-chong-dot-quy-pho-bien-tai-viet-nam-3954221-t.html