Nguyên nhân của tình trạng mệt mỏi sau khi ăn

Nhiều người có cảm giác mệt mỏi sau khi ăn, đặc biệt là sau bữa trưa. Nguyên nhân nào dẫn đến điều này và nó gây ra những tác hại gì cho sức khỏe? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Ảnh: howitworksdaily

Nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi sau khi ăn

Cơ thể phản ứng với thức ăn: Bạn cảm thấy mệt mỏi vì cơ thể phản ứng với thức ăn vừa ăn xong. Điều đó khá bình thường, nhất là sau khi ăn bánh, đồ ngọt. Nguyên nhân là do các loại thực phẩm này có lượng đường cao khiến não phóng ra một lượng lớn chất dẫn truyền thần kinh và hoocmon serotonin, điều này sẽ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và có xu hướng buồn ngủ. Bên cạnh đó, ăn các sản phẩm bánh có chứa bột cũng sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường. Điều này kích thích tuyến tụy tiết ra một lượng lớn insulin, vận chuyển các khối protein gọi là tryptophan từ dòng máu đến não, sau đó nó chuyển thành serotonin khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

Hệ thống tiêu hóa lấy năng lượng của cơ thể: Đây là một trong những lý do tại sao bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn. Các cơ quan tiêu hóa như ruột non và ruột già đòi hỏi lượng năng lượng cao để chúng hoạt động bình thường. Sau khi thưởng thức một bữa ăn, cơ thể bạn cần tiêu hóa rất nhiều calo từ thực phẩm đã dung nạp. Để tiêu hóa lượng calo này, não sẽ chuyển năng lượng của cơ thể để tập trung vào các hệ thống tiêu hóa. Việc này sẽ giải phóng ra các tế bào hồng cầu để phá vỡ thực phẩm và vận chuyển dưỡng chất của nó vào cơ thể. Lúc này, sự chú ý của cơ thể hoàn toàn tập trung vào hệ tiêu hóa, đó là lý do tại sao bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ sau bữa ăn. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn đồ cay vì cơ thể bạn cần phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng để tiêu hóa loại thức ăn này. Ngoài ra, thức ăn cay sẽ chuyển hóa một chất gọi là capsaicin, khiến cơ thể mệt mỏi.

Tác dụng phụ sau khi tiêu thụ lượng carbohydrate cao: Sau khi bạn tiêu thụ thực phẩm với lượng carbohydrate cao như gạo, khoai tây, hoặc bánh mì, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ. Tiêu thụ thực phẩm có carbohydrate chỉ số glycemic cao sẽ giải phóng lượng insulin cao, làm giảm lượng đường trong cơ thể, điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và cơ thể chậm chạp. Vì vậy, nếu bạn muốn hạn chế khả năng mệt mỏi sau khi ăn, bạn nên xem xét các loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrate thấp.

Không tập thể dục đầy đủ: Nếu bạn nghĩ rằng không hoạt động hoặc chỉ ngồi suốt ngày sẽ giúp bạn duy trì năng lượng thì bạn đã sai rồi. Trái lại, hoạt động tích cực trong suốt cả ngày sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác mệt mỏi sau bữa ăn. Trong thực tế, tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm và tỉnh táo vào ban ngày.

Những vấn đề sức khỏe của tình trạng mệt mỏi sau bữa ăn

Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Thiếu chất dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không thể xử lý các chất dinh dưỡng từ thực phẩm vừa ăn. Bạn sẽ không nhận được bất kỳ năng lượng nào từ thức ăn, điều khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường là tình trạng khi cơ thể của bạn không thể sản xuất insulin đúng cách. Insulin cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể, lưu trữ glycogen hoặc chuyển hóa đường thành glucose, giúp làm tăng năng lượng. Khi lượng đường trong máu không lưu giữ được glycogen hoặc chuyển hóa thành glucose, mức đường trong máu sẽ tăng lên đột ngột, dẫn đến đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi.

Dị ứng thực phẩm và không dung nạp thức ăn: Bạn cảm thấy mệt mỏi sau bữa ăn, nếu có những triệu chứng như tiêu chảy, táo bón hoặc bất kỳ phản ứng dị ứng nào, bạn nên tránh ăn món ăn đó vào lần sau.

D.Nhung

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/suc-khoe/nguyen-nhan-cua-tinh-trang-met-moi-sau-khi-an-675328.bld