Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ xuất hiện cùng mưa sao băng

Cuối tuần này người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng hai hiện tượng thiên nhiên kỳ thú cùng lúc là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ cùng mưa sao băng.

Theo tờ Express, tối 27/7 và rạng sáng ngày 28/7 sẽ diễn ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất trong vòng 100 năm qua.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng khiến Trái Đất chìm trong bóng tối.

Các chuyên gia cho biết tổng thời gian nguyệt thực lần này kéo dài trong 1 giờ và 43 phút. Khu vực đắc địa để theo dõi là Đông Phi, châu Á và Trung Đông. Những người yêu thiên nhiên ở châu Âu có thể chiêm ngưỡng nguyệt thực một phần. Người Việt Nam có thể quan sát được các diễn biến của lần nguyệt thực toàn phần này.

Tuy nhiên, điều đặc biệt trong sự kiện thiên văn lần này là cùng lúc xảy ra nguyệt thực, chúng ta có cơ hội chiêm ngưỡng cả mưa sao băng. Đó là trận mưa sao băng Delta Aquarids, là trận mưa sao băng trung bình, xuất phát từ tàn dư bụi để lại của sao chổi Marsden và Kracht.

Delta Aquarids xuất hiện trên bầu trời hằng năm từ ngày 12/7 đến ngày 23/8, đạt cực đại vào đêm ngày 28, rạng sáng ngày 29 tháng 7 với khoảng 20 vệt sao băng mỗi giờ, với trung tâm là chòm sao Bảo Bình.

Để thấy rõ nhất nguyệt thực nguyệt toàn phần và mưa sao băng, bạn hãy ra khỏi thành phố và hướng tới những khu vực có ít ô nhiễm nhất.

Hoàng Dung (lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/nguyet-thuc-toan-phan-dai-nhat-the-ky-xuat-hien-cung-mua-sao-bang-post269250.info