Nhà cách mạng nào được ví 'Cây vĩ cầm thứ hai' của giai cấp vô sản toàn thế giới?

Trong khi nghiên cứu lý luận, ông cùng với Mác đã bắt liên lạc với phong trào công nhân các nước, chú ý đi vào thực tiễn đấu tranh. Song, ông là con người hết mực khiêm nhường và chỉ tự nhận mình là 'cây vĩ cầm thứ hai', bên cạnh 'cây vĩ cầm thứ nhất' là C. Mác.

1. Nhà cách mạng nào dưới đây được ví “Cây vĩ cầm thứ hai” của giai cấp vô sản toàn thế giới?

A. Karl Mark

B. Lênin

C. Phriđơrich Ăngghen

Câu trả lời đúng là đáp án C: Ăngghen luôn luôn gần gũi với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Trong những ngày khó khăn của cách mạng ông vẫn giữ vững sợi dây liên lạc với những người lãnh đạo công nhân các nước. Ông tham gia Quốc tế thứ nhất, cùng với Mác đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng phi vô sản.Trong khi nghiên cứu lý luận, Ăngghen cùng với Mác đã bắt liên lạc với phong trào công nhân các nước, chú ý đi vào thực tiễn đấu tranh. Năm 1897 hai ông tham gia tổ chức “Liên đoàn những người cộng sản” và theo đề nghị của Đại hội, hai ông khởi thảo “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”.Tháng 02/1848 cách mạng bùng nổ ở Pháp rồi lan sang Đức và nhiều nước châu Âu khác. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, Mác và Ăngghen trở về Đức, ra “Báo Rê-na-ni mới” kêu gọi nhân dân Đức kiên quyết đấu tranh chống chế độ nông nô và chuyên chế phong kiến, vạch trần sự phản bội của giai cấp tư sản Đức. Tháng 5 năm 1849 Ăng-ghen trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa nhân dân vũ trang ở Tây Nam Đức.Trong hai chục năm (1850 - 1870) sống ở Anh, Ăngghen viết nhiều tác phẩm tổng kết kinh nghiệm cuộc cách mạng vừa qua ở Đức.Năm 1883, Các Mác qua đời, Ăngghen phải đảm nhận trách nhiệm vẻ vang và nặng nề trong việc lãnh đạo giai cấp vô sản quốc tế. Ông nhận trách nhiệm hoàn thành và xuất bản công trình đồ sộ “Tư bản” mà C. Mác chưa kịp hoàn thành, quyển II năm 1885 và quyển III năm 1894. Song, ông là con người hết mực khiêm nhường và chỉ tự nhận mình là “cây vĩ cầm thứ hai”, bên cạnh “cây vĩ cầm thứ nhất” là C. Mác.

2. Phriđơrich Ăngghen (Friedrich Engels) là nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học nước nào?

A. Đức

Câu trả lời đúng là đáp án A: : Phriđơrich Ăngghen (Friedrich Engels) là nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Các Mác (Karl Marx) đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I.Phriđơrich Ăngghen sinh ngày 28/11/1820, ở thành phố Barmen, tỉnh Rhein, Vương quốc Phổ.Cha ông là người rất sùng đạo, song trong công việc là người có nghị lực, tháo vát, về chính kiến là người bảo thủ. Mẹ Ăngghen xuất thân từ môi trường trí thức, một phụ nữ nhạy cảm, đôn hậu, hoạt bát, đặc biệt thích hài hước và yêu văn học nghệ thuật. Ông ngoại Ăngghen là nhà ngôn ngữ học cũng có ảnh hưởng lớn đến Ăngghen. Ăngghen có tám anh chị em. Các em trai của Ăngghen đều đi theo con đường đã vạch sẵn của người cha, trở thành những chủ xưởng.Sống ở một trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh Rhein, ngay từ thời thơ ấu Ăngghen đã nhìn thấy bức tranh đa dạng sự bần cùng không lối thoát của người dân lao động.

B. Áo

C. Hà Lan

3. Lúc Friedrich Engels vừa chào đời mẹ của Engels muốn lấy tên của ai để đặt tên cho con trai?

A. Johann Wolfgang Von Goethe

Câu trả lời đúng là đáp án A: Lúc Friedrich Engels vừa chào đời, mẹ không hứng thú gì với việc cha ông đã đặt tên cho ông là Friedrich, theo tên của vua Friedrich II Đại đế nước Phổ. Khác với cha ông, mẹ của Engels muốn lấy tên Johann Wolfgang Von Goethe - một đại thi hào và nhà thông thái người Đức để đặt cho con trai. Ngay từ khi còn bé, Engels đã bộc lộ tính cách độc lập, sống trong một gia đình tư bản giàu có, những lời dạy bảo nghiêm khắc của cha và những sự đe dọa trừng phạt không thể làm cho ông đi đến chỗ phải phục tùng mù quáng. Đến năm 14 tuổi, Engels học ở trường tại thành phố Barmen. Học ở bậc trung học, ông luôn suy nghĩ, nêu nghi vấn rồi tự tìm đọc thêm để tự giải đáp cho mình. Ông có một châm ngôn là "Tôi nghi ngờ những gì mà tôi chưa rõ".

B. Feuerbach

C. Kant

4. Do nhu cầu tra cứu, ông đã đọc thêm rất nhiều ngoại ngữ. Mới 17 tuổi mà Engels đã biết bao nhiêu ngoại ngữ?

A. 14

B. 15

Câu trả lời đúng là đáp án B: Do nhu cầu tra cứu, ông đã đọc thêm rất nhiều ngoại ngữ. Ông đã sớm bộc lộ năng khiếu về ngoại ngữ, mới 17 tuổi mà Engels đã biết 15 ngoại ngữ, nói viết thông thạo tiếng La tinh, Hy Lạp Cổ, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan, Italia. Ngoài ra còn có thể đọc được các thứ tiếng Xcandinaves, Bồ Đào Nha và tiếng Ba Lan, thậm chí cả một thổ ngữ Bắc Ireland mà trên khắp Trái Đất chỉ có 550 người nói được.

C. 16

5. Theo yêu cầu của bố, Ăngghen buộc phải rời khỏi trường trung học khi chưa tốt nghiệp để bắt đầu công việc gì?

A. Đi làm thêm ở thư viện

B. Buôn bán ở văn phòng

Câu trả lời đúng là đáp án B: Năm 1837, theo yêu cầu của bố, Ăngghen buộc phải rời khỏi trường trung học khi chưa tốt nghiệp để bắt đầu công việc buôn bán ở văn phòng của bố. Công việc kinh doanh không mấy hấp dẫn Ăngghen song Ăngghen có thể sử dụng được nhiều thời giờ rỗi vào việc tự học và nghiên cứu trong các lĩnh vực sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ và thơ ca những môn rất hấp dẫn đối với Ăngghen. Tháng 6 năm 1838, theo yêu cầu của bố, Ăngghen đến làm việc tại văn phòng thương mại lớn của một thương nhân ở thành phố cảng Barmen.Tại thành phố cảng lớn buôn bán với nhiều nơi trên thế giới, Ăngghen đã mở rộng tầm hiểu biết về nền văn học và báo chí nước ngoài. Tác động của cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã chín muồi ở Đức hồi bấy giờ đã thúc đẩy ở Ăngghen hình thành các quan điểm dân chủ - cách mạng.Gần như trùng hợp, cuối năm 1939 (hai năm sau so với Các Mác), Ăngghen bắt tay vào nghiên cứu các tác phẩm của Hêghen (Hégel). Cái hấp dẫn của Hêghen (trong cuốn Triết học lịch sử) đối với Ăngghen là tư tưởng về vận động tiến lên của lịch sử loài người đến những hình thái cao hơn. Trong hoạt động chính luận của Ăngghen, người ta thấy ảnh hưởng tư tưởng đó của Hêghen, song ở Ăngghen là quan điểm biện chứng đối với lịch sử loài người và các hiện tượng của đời sống xã hội, là sự vận dụng những tư tưởng cơ bản của phép biện chứng của Hêghen vào thực tiễn cuộc sống.Ăngghen quyết định không trở thành thương gia như ý chí của bố để hiến thân cho một sự nghiệp khác cao cả hơn.

C. Làm ở nhà ga

6. Ăngghen có cuộc gặp gỡ đầu tiên với Các Mác vào năm nào?

A. 1840

B. 1841

C. 1842

Câu trả lời đúng là đáp án C: Ngày 8 tháng 10 năm 1842, Ăngghen mãn hạn phục vụ trong quân đội. Từ Berlin ông trở về thành phố quê hương Barmen, một tháng sau, Ăngghen lên đường sang nước Anh thực tập buôn bán tại nhà máy kéo sợi bông thuộc công ty mà bố ông là đồng chủ nhân. Trên đường sang Anh, Ăngghen ghé thăm trụ sở tờ Rheinische Zeitung ở Koln (Kioln) và lần đầu tiên, Ăngghen có cuộc gặp gỡ với Các Mác, Tổng Biên tập tờ báo. Sang nước Anh, Ăngghen lưu lại hai năm. Thời gian đó là trường học tuyệt vời giúp Ăngghen trở thành nhà xã hội chủ nghĩa. Bài báo Tình cảnh của giai cấp công nhân ở Anh (1842) cùng với những bài báo khác của Ăngghen viết ra năm đó đã phân tích rõ sự phân chia xã hội thành ba giai cấp cơ bản: giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất, giai cấp tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản. Ăngghen nhận định, không thể xóa bỏ được mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, ông đi đến kết luận đằng sau cuộc đấu tranh của các đảng phái ẩn giấu cuộc đấu tranh của các giai cấp. Thời gian này Ăngghen chưa hoàn toàn đoạn tuyệt với quan điểm của phái Hêghen trẻ.Tuy nhiên, thời gian sống ở Anh đã có ý nghĩa quyết định đối với Ăngghen trong việc dứt khoát từ bỏ những quan điểm duy tâm để trở thành nhà duy vật. Ăngghen tham gia viết báo cho tờ tạp chí Deutsch – Franzosische Jahrbucher (Niên giám Pháp – Đức) ra đời vào tháng 2 – 1844. Các bài báo của Ăngghen đăng trên tạp chí này là những bài báo đầu tiên đề cập đến việc áp dụng phương pháp biện chứng vào việc phân tích các quan hệ kinh tế của xã hội tư sản. Xem xét các hiện tượng kinh tế trong mối quan hệ qua lại và trong sự phát triển, Ăngghen đã chỉ ra sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, coi đó là cơ sở của sự phát triển.

7. Đại hội II Liên đoàn những người cộng sản đã ủy nhiệm Mác và Ăngghen cùng viết cuốn sách nào sau đây?

A. Tuyên ngôn của đảng cộng sản

Câu trả lời đúng là đáp án A: Tháng 8 năm 1844, trên đường về Tổ quốc, Ăngghen ghé lại Paris gặp Các Mác. Từ đó bắt đầu sự cộng tác chặt chẽ giữa hai người. Tháng 2 năm 1845, cuốn sách Gia đình thánh của Mác và Ăngghen ra đời đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của phái Hêghen trẻ mà thực chất là phê phán toàn bộ chủ nghĩa duy tâm và phương pháp của nó, đồng thời nêu lên luận điểm hết sức quan trọng về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Hai ông cũng hợp sức viết công trình nổi tiếng Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846) phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen và phái Hêghen trẻ đồng thời phê phán chủ nghĩa duy vật không nhất quán của Luivich Phoiơbach (Ludwig Feuerbach) nêu ra những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tiếp sau đó, Đại hội II Liên đoàn những người cộng sản đã ủy nhiệm Mác và Ăngghen cùng viết Tuyên ngôn của đảng cộng sản. Hai ông đã lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm thế giới quan của đảng vô sản.

B. Gia đình thánh

C. Hệ tư tưởng Đức

Số câu trả lời đúng

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/nha-cach-mang-nao-duoc-vi-cay-vi-cam-thu-hai-cua-giai-cap-vo-san-toan-the-gioi-1756371.tpo