Nhà có người chết phải báo trước: Mặt trái phận làm thuê

Về nguyên tắc, khi cơ quan quản lý nhà nước cấp phép cho doanh nghiệp FDI đầu tư phải đưa ra các điều kiện mà doanh nghiệp này phải chấp nhận.

Vì sao quy định vô lý lại tồn tại được?

Vụ việc 6.000 công nhân Công ty TNHH S&H Vina (Thanh Hóa) đình công vì những quy định hết sức vô lý thời gian qua đã gây bức xúc dư luận. Theo quy định của công ty này, nhà công nhân có người chết, hay bị tai nạn phải báo trước ba ngày, ốm đau cũng phải lên lịch trước mới được nghỉ...

GS.TS Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn cho rằng, trong bất kỳ xã hộ nào, chủ doanh nghiệp luôn muốn khai thác tối đa sức lao động của công nhân để đem lại lợi nhuận cho mình. Còn phía người lao động luôn muốn thực hiện theo quy định của hợp đồng lao động cũng như luật pháp về lao động.

Tuy nhiên, những quy định nói trên của Công ty TNHH S&H Vina hết sức "phi lý và tầm bậy", ông khẳng định.

"Đám cưới, đám hỏi còn báo trước được chứ chết làm sao báo trước được?! Nếu họ làm được lần này thì còn tiếp tục đưa ra những điều vô lý khác.

Những quy định vô lý này có thể tồn tại ở Công ty TNHH S&H Vina bấy lâu nay bởi họ là chủ, họ cầm đồng tiền nên ép được cái gì hay cái ấy, mà công đoàn đáng lẽ phải phát hiện và phản đối thì lại không làm. Ở đây, công đoàn cơ sở đã không làm đủ chức năng của họ, cho nên khi công nhân bị dồn vào đường cùng, họ phản đối và đình công", GS.TS Phạm Phố phân tích.

Công nhân Công ty TNHH S&H Vina ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đình công ngày 7/9. Ảnh: Tuổi trẻ

Theo vị chuyên gia, những quy định vô lý tương tự không chỉ xảy ra ở 1-2 doanh nghiệp mà ở hầu hết doanh nghiệp FDI và nước nào cũng vậy.

Thế nhưng, nếu ở nước ngoài, mỗi doanh nghiệp FDI và tổ chức công đoàn có hợp đồng và quy định rõ ràng, tức pháp chế trong nội bộ doanh nghiệp. Họ kiên quyết dựa vào luật lao động của nước sở tại cho nên việc thực thi được đảm bảo. Trong khi đó, thông thường công đoàn của Việt Nam không làm rõ hợp đồng, hoặc bị mua chuộc bằng cách trả lương cao hơn, quyền lợi nhiều hơn nên họ quay lưng lại với công nhân khiến công nhân bị thiệt thòi.

Từ đây, GS.TS Phạm Phố cho rằng, những chuyện xảy ra như ở Công ty TNHH S&H Vina và nhiều doanh nghiệp khác chính là mặt trái của phận làm thuê, gia công của Việt Nam cho doanh nghiệp FDI, khi Việt Nam ưu ái cho doanh nghiệp FDI quá nhiều.

Cũng bàn về câu chuyện này, GS.TS Lê Sĩ Thiệp, nguyên Trưởng khoa Khoa Quản lý nhà nước về kinh tế, Học viện Hành chính quốc gia nhận xét, theo đúng cách quản lý nhà nước về kinh tế FDI, khi cơ quan quản lý của nước chủ nhà có thẩm quyền cấp phép cho doanh nghiệp FDI đầu tư vào đất nước mình, cơ quan đó phải đưa ra các điều kiện mà các doanh nghiệp FDI phải chấp nhận. Một trong các điều kiện đó là các quy định về sử dụng lao động, thể hiện trong Bộ luật Lao động của nước sở tại, trong đó có chế định về hợp đồng lao động.

Trên cơ sở đó, GS.TS Lê Sĩ Thiệp phân tích sâu hơn về các tình huống trong thực tế:

Thứ nhất, trong giấy phép của Nhà nước Việt Nam đã ghi rõ nghĩa vụ của chủ FDI trong quan hệ đối xử với người lao động Việt Nam theo chuẩn mực của Bộ luật Lao động Việt Nam, của chế định về hợp đồng lao động của Việt Nam và chủ FDI đã ký cam kết nên đã được cấp phép đầu tư sản xuất kinh doanh trên đất nước Việt Nam.

Trong Bộ luật Lao động Việt Nam, trong chế định về hợp đồng lao động của Việt Nam không cấm các quy định như các quy định của Công ty TNHH S&H Vina.

Công ty TNHH S&H Vina đã công khai quy định nhà công nhân có người chết, hay bị tai nạn phải báo trước ba ngày, ốm đau cũng phải lên lịch trước mới được nghỉ...và quy định trên đã được đưa vào mẫu hợp đồng lao động, người lao động Việt Nam khi xin việc đã biết điều này và đã vẫn ký hợp đồng lao động.

"Nếu có các điều kiện trên thì chủ FDI không vi phạm pháp luật, vi phạm giấy phép đầu tư cũng không vi phạm hợp đồng lao động. Bản thân người lao độngViệt Nam đã biết trước và chấp nhận từ đầu", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Về phía Nhà nước Việt Nam, ông cho rằng sẽ rất sai nếu khi cấp phép đầu tư FDI đã không đưa điều kiện ràng buộc trên vào giấy phép. Hoặc có đưa vào nhưng Bộ luật Lao động Việt Nam, chế định hợp đồng lao động của Việt Nam không quy định rõ hai cách của chủ FDI khi xử lý hai chuyện tử tuất và ốm đau.

Đối với việc đình công của công nhân Việt Nam, GS.TS Lê Sĩ Thiệp chỉ rõ: "Họ đình công là đúng nếu các chủ FDI vi phạm cam kết về chế độ tử tuất và ốm đau.

Nhưng họ sẽ không đòi được quyền lợi nếu họ ký hợp động lao động mà không đọc kỹ các quy định về tử tuất và ốm đau".

Về công đoàn cơ sở, họ đúng nếu chủ FDI vi phạm Bộ luật Lao động Việt Nam; đã thay mặt người lao động trong Công ty TNHH S&H Vina làm việc với chủ hãng này; đã xin ý kiến của Liên đoàn lao động cấp trên trực tiếp của họ về tổ chức đình công.

Nhưng công đoàn cơ sở sẽ sai nếu đứng ngoài cuộc đình công này; lãnh đạo đình công khi chủ FDI không vi phạm luật Bộ luật Lao động Việt Nam, không vi phạm hợp đồng lao động với người lao động trong công ty; lãnh đạo đình công sai quy trình khi không thay mặt người lao động làm việc với chủ, không báo cáo cấp trên...

Tương lai còn tệ hơn, nếu...

Theo GS.TS Lê Sĩ Thiệp, chuyện ở Công ty TNHH S&H Vina cũng nên có cái nhìn bình thường khi mà:

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/nha-co-nguoi-chet-phai-bao-truoc-mat-trai-phan-lam-thue-3342813/