Nhà đầu tư P2P Lending và chiến lược tối ưu hóa dòng tiền

Với những nhà đầu tư coi việc cho vay vốn là một hoạt động gia tăng nguồn thu đáng kể thì mô hình cho vay ngang hàng P2P Lending là một hình thức đầu tư đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, để tối ưu hóa dòng tiền, bạn cần có một chiến lược cụ thể, từ việc tìm hiểu thông tin ban đầu cho tới theo dõi hoạt động của bên vay và lựa chọn tái đầu tư sau đó.

Để “chơi” hay, cần “sân” tốt

Nằm trong xu hướng phát triển của thị trường tài chính toàn cầu, P2P Lending tại Việt Nam cũng thu hút nhiều đơn vị, doanh nghiệp tham gia ngày càng đông đảo, bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài như Trung Quốc, Singapore, Indonesia... Bên cạnh những cái tên nổi bật, có mức tín nhiệm cao như Tima, hay một mô hình mới đang gây nhiều chú ý là VnVon, nhà đầu tư không khó bắt gặp hàng loạt thông tin quảng cáo về các hệ thống tương tự.

Lựa chọn một một “sân chơi” đủ tốt giữa những cái tên này có thể xem là bước đi quan trọng đầu tiên mà các nhà đầu tư cần cân nhắc.

Theo Forbes, một trong những yếu tố nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn một nền tảng P2P Lending là lượng tiền trung bình của các đơn vay trên hệ thống. Tại Việt Nam, mặc dù có trên 40 doanh nghiệp tham gia thị trường này nhưng tùy mỗi “sân” mà hình thức lại khác nhau, một số hệ thống là kênh vay – cho vay đối với doanh nghiệp, trong khi một số hệ thống khác lại là kênh vay – cho vay cá nhân. Điều này dẫn đến phạm vi vốn có thể chỉ từ vài triệu cho tới nhiều tỷ VNĐ. Cũng có nền tảng mà người vay và cho vay chỉ tiếp cận nhau duy nhất qua kênh online, nhưng lại có nền tảng mà hai bên biết về nhu cầu vay của nhau trước, sau đó vẫn cần gặp mặt trực tiếp, trình bày một số loại giấy tờ chứng thực… mới có thể có giao dịch.

Ngoài ra, việc lựa chọn hệ thống P2P Lending còn dựa trên chính sách về lợi ích tối ưu cho khách hàng (bên vay và bên cho vay), thủ tục cho vay, kỳ hạn vay, khả năng hỗ trợ và tư vấn cấu trúc tài chính, quản trị vốn vay… Tại thị trường P2P Lending tại Việt Nam năm 2019, VnVon là một đơn vị được các chuyên gia tài chính đánh giá cao về các tiêu chí này.

Sau khi lựa chọn được một “sân chơi” tốt, nhà đầu tư sẽ cần bắt đầu “quét” hệ thống “người chơi”. Khi tham gia các hệ thống P2P Lending, nhà đầu tư sẽ được cung cấp một danh sách các đơn vay kèm theo thông tin về khoản vay cũng như thời hạn vay. Việc “quét” của nhà đầu tư ở đây không chỉ là xem xét hồ sơ, mức độ tín dụng của đơn vay mà còn bao hàm việc đánh giá thị trường mà đại diện đơn vay tham gia.

Quá trình này có thể đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của nhà đầu tư. Vì vậy, trong quá trình chọn “sân chơi”, nhà đầu tư cũng có thể cân nhắc thêm về các nền tảng kết nối đã có sẵn một “bộ lọc” tốt.

Trong mảng đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, VnVon là đích đến của nhiều nhà đầu tư bởi khả năng “sàng lọc” các doanh nghiệp có đầy đủ các chứng nhận pháp lý và hướng phát triển tiềm năng trên thị trường. Điều này có được nhờ đội ngũ chuyên gia tài chính kinh nghiệm đứng phía sau để nghiên cứu và lựa chọn các đơn vị có đủ độ tin cậy. Và do đó, nhà đầu tư sẽ “rảnh tay”, không phải dành quá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu thông tin doanh nghiệp trước đó.

Chia trứng ra nhiều giỏ

“Chia trứng ra nhiều giỏ” là lời khuyên quen thuộc đối với bất cứ hình thức đầu tư tài chính nào và với P2P Lending, lời khuyên này hoàn toàn không thừa.

Nhà đầu tư nên xem xét việc cho nhiều cá nhân/tổ chức vay vốn thay vì đầu tư tất cả tiền của mình vào một “địa chỉ” duy nhất. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro khi một cá nhân/tổ chức vay vốn có vấn đề, trục trặc về việc chi trả sau thời gian nhất định đã có trong thỏa thuận ban đầu.

Theo thống kê của Prosper - một trong 5 mạng lưới P2P Lending lớn nhất toàn cầu, trung bình mỗi nhà đầu tư tham gia vào hệ thống thường chia nhỏ số vốn của mình ra cho 7 cá nhân/tổ chức cần vay vốn, lượng tiền cho mỗi đối tượng sẽ phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm mà nhà đầu tư nhận định.

Như vậy, đa dạng hóa danh mục sẽ giúp nhà đầu tư bảo vệ nguồn vốn, tăng cơ hội đạt được lợi suất kì vọng và đạt được lợi nhuận mong muốn trong tương lai.

Đầu tư và tái đầu tư

Một trong những lợi thế đáng kể nhất của P2P Lending là kỳ hạn đầu tư khá ngắn nên việc thu hồi vốn và lãi thường nhanh hơn so với một số hình thức đầu tư khác, cộng với việc số lượng cá nhân/doanh nghiệp cần vốn nhiều nên nhà đầu tư có thể liên tục tái đầu tư từ số vốn ban đầu của mình, tạo thành khoản lợi nhuận kép. Điều này có nghĩa P2P Lending sẽ giúp nhà đầu tư xoay vòng nguồn vốn hiệu quả, tối ưu hóa lợi nhuận của mình và trở thành một lựa chọn sinh lời nhanh.

Theo thống kê của Faircent, mạng lưới P2P Lending lớn nhất Ấn Độ, những nhà đầu tư tham gia hệ thống khi tiếp tục cho vay từ lợi nhuận kiếm được sẽ thu được “lợi nhuận kép” cao hơn 10% so với năm trước đó nhờ hình thức tái đầu tư từ vốn và lãi nhận được. Tất nhiên, trong quá trình này, nhà đầu tư vẫn tiếp tục đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các đối tượng vay vốn để có quyết định “chia trứng” hiệu quả.

PV

Nguồn GTVT: http://www.tapchigiaothong.vn/nha-dau-tu-p2p-lending-va-chien-luoc-toi-uu-hoa-dong-tien-d77179.html