Nhà khí tượng học 30 năm cô độc tại Bắc Cực

Những hình ảnh với gam màu xám chủ đạo, khung cảnh nơi nhà khí tượng học người Nga sinh sống và làm việc suốt 30 năm, khiến người xem hình dung một cuộc sống ảm đạm, cô độc, nhưng cũng mê mẩn vì khoảnh khắc ấn tượng.

Korotki sống và làm việc tại tiền đồn Bắc Cực của Khodovarikha, trong một ngôi nhà gỗ có niên đại hàng thế kỷ, được sử dụng làm trạm khí tượng từ năm 1933.

Korotki sống và làm việc tại tiền đồn Bắc Cực của Khodovarikha, trong một ngôi nhà gỗ có niên đại hàng thế kỷ, được sử dụng làm trạm khí tượng từ năm 1933.

Vyacheslav Korotki là một nhà khí tượng học. Trong suốt 30 năm qua, ông đã sống trên các con tàu của Nga. Thời điểm gần nhất khi tác giả chụp bộ ảnh này, ông sống tại Khodovarikha, một tiền đồn ở Bắc Cực, nơi ông được cử đi làm “người đàn ông thời tiết”.

Korotki đã hơn 60 tuổi. Khi bắt đầu công việc, ông là một người có niềm đam mê về không gian mở và điều kiện của Bắc Cực, đồng thời ông cũng là một người lãng mạn. Ông có vợ, nhưng sống cách xa nhau. Vợ chồng họ không có con.

Evgenia Arbugaeva, một nữ nhiếp ảnh lớn lên ở thị trấn Tiksi, vùng Bắc Cực. Cô đã dành hai đợt nghỉ dài với Korotki để thực hiện bộ ảnh.

“Tôi lên ý tưởng về một ẩn sĩ cô đơn, người chạy trốn khỏi thế giới, nhưng đó không phải là sự thật. Korotki không hề cô đơn chút nào. Anh biến mất vào lãnh nguyên, vào những cơn bão tuyết. Anh ấy không có ý thức về bản thân theo cách mà hầu hết mọi người nghĩ. Cứ như thể anh là gió, hay thời tiết”, nữ nhiếp ảnh gia Arbugaeva nhận xét về nhân vật trong bộ ảnh của mình.

Bộ ảnh của cô sau đó đã nhận được nhiều lời khen và chia sẻ rộng rãi.

Korotki đi bộ đến một ngọn hải đăng bỏ hoang để kiếm củi, sưởi ấm ngôi nhà của mình.

Các tạp chí khí tượng, sách và bảng dữ liệu khác nhau nằm rải rác trên bàn của Korotki. Trong đó, bức ảnh về Yuri Gagarin được cắt ra từ một bài báo viết về cái chết của ông vào năm 1968.

Chiếc radio mà Korotki sử dụng để chuyển dữ liệu của mình đến một trạm thời tiết khác, sau đó mới gửi đến Moscow. Vì vậy, một số thông tin mà ông đo được có thể bị trì hoãn trong nhiều ngày.

Xây nhà bằng que diêm là một trò giải trí của Korotki trong sự cô độc tại Bắc cực.

Korotki thưởng thức một điếu thuốc trên chiếc thuyền tự đóng, mặt nước biển Barents tĩnh lặng càng tô thêm vẻ ảm đạm của khung cảnh

Korotki đang ghi lại nhiệt độ không khí. Bức ảnh chụp trong điều kiện thời tiết âm 4 độ F (âm 15,55 độ C).

Korotki quan sát cảnh quan từ cửa sổ ngôi nhà, một ngày sau trận bão tuyết mạnh.

Khánh Hòa (Theo The New Yorker)

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/dep-me-man-bo-anh-nha-khi-tuong-hoc-30-nam-co-doc-tai-bac-cuc-585816.html?vnn_source=trangchu&vnn_medium=box-giao-duc1