Nhà văn Peter Handke và giải Nobel Văn học 2019: Nhiều tranh cãi

Viện Hàn lâm Thụy Điển vừa công bố nhà văn Áo - Peter Handke - đoạt giải Nobel Văn học, bên cạnh nữ tác giả Ba Lan- Olga Tokarczuk. Tuy nhiên, khác với bà Olga được truyền thông ủng hộ, chiến thắng của Peter Handke đã gây tranh cãi, bởi ông bị nhiều người trong giới, độc giả phản đối vì thường bày tỏ quan điểm chính trị đi ngược số đông.

Viện Hàn lâm Thụy Điển vừa công bố nhà văn Áo - Peter Handke - đoạt giải Nobel Văn học, bên cạnh nữ tác giả Ba Lan- Olga Tokarczuk. Tuy nhiên, khác với bà Olga được truyền thông ủng hộ, chiến thắng của Peter Handke đã gây tranh cãi, bởi ông bị nhiều người trong giới, độc giả phản đối vì thường bày tỏ quan điểm chính trị đi ngược số đông.

Chân dung nhà văn Peter Handke.

Chân dung nhà văn Peter Handke.

Trước khi đoạt giải Nobel Văn học năm nay, Peter Handke từng là chủ nhân của nhiều giải thưởng văn học danh giá như: Georg Buchner (1973), Vilenika International Literary (1987), Brothers Karie Award (2000), America Award (2002), Grober Literaturpreis der Bayerischen Akademie der Schonen Kunste (2008), Franz Kafka (2009), Mulheimer Dramatikerpreis (2012), International Ibsen Award (2014), Nestroy-Theaterpreis (2018)... Tuy nhiên, tại Việt Nam, bạn đọc mới chỉ tiếp cận một tác phẩm của ông được xuất bản gần đây: Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình (Nxb Đà Nẵng, tháng 4-2019, Ngụy Hữu Tâm dịch).

Peter Handke sinh năm 1942 tại làng Griffen, nằm ở vùng Karnten miền Nam nước Áo. Cha ông là lính Đức và mãi đến tuổi trưởng thành ông mới gặp mặt. Handke và mẹ sống ở Berlin từ 1944 đến 1948 trước khi tái định cư tại Griffen. Năm 1954, Handke được gửi đến trường nội trú tại Lâu đài Tanzenberg ở Sankt Veit an der Glan, Carinthia. Nơi đây, ông đã bắt đầu góp mặt bài viết đầu tiên của mình trên tờ báo của trường, Fackel. Năm 1959, ông chuyển đến Klagenfurt học trung học. Năm 1961, ông học luật tại Đại học Graz, tuy nhiên, ông đã bỏ học vào năm 1965, sau khi nhà xuất bản Đức Suhrkamp Verlag chấp nhận cuốn tiểu thuyết Die Hornissen (The Hornets) để xuất bản. Năm 1967, Peter Handke xuất hiện bài tiểu luận mang tên “Tôi là cư dân tháp ngà”, nói về một phát hiện của ông về sức mạnh của ngôn từ, khi được sắp xếp theo logic nhất định, có thể diễn tả được cái chết và những đè nén. Trong tiểu luận đó, đã có một đoạn gần như là tuyên ngôn của ông về lý do mình viết: “Tôi không có đề tài nào để viết, tôi chỉ có một đề tài duy nhất mà thôi: làm rõ về chính mình, dù tôi có thể tiến gần hơn tới việc thấu hiểu bản thân hay không, để biết mình đã làm sai điều gì hay đã nghĩ sai điều gì (...), để tôi và mọi người có thể tồn tại một cách chính xác hơn và nhạy cảm hơn, để tôi có thể hiểu thấy mình và người khác và cư xử với họ tốt hơn”. Ông cũng thu hút được sự chú ý sau khi xuất hiện tại một cuộc họp của các nghệ sĩ tiên phong thuộc nhóm nhạc Buckpe 47 ở Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ, nơi ông trình bày vở kịch Publikumsbeschimpfung (Xúc phạm khán giả). Handke trở thành một trong những người đồng sáng lập của nhà xuất bản Verlag der Autoren vào năm 1969 và tham gia với tư cách là thành viên của nhóm Grazer Autorenversammlung từ năm 1973 đến 1977. Từng bước, ông đã khẳng định mình là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất Châu Âu sau Thế chiến thứ hai. Từ những năm 1990, ông sống ở Chaville, phía tây nam Paris.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, Die Hornissen là một tác phẩm hư cấu kép, một tiểu thuyết trong tiểu thuyết. Nó thể hiện sự khao khát khám phá và những khám phá ấy trở nên sống động khi được ông chuyển tải bằng văn phong, ngôn ngữ sáng tạo, cách diễn đạt văn chương mới. Đặc biệt, tác phẩm “Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình”, tính đến thời điểm hiện tại, là cuốn tiểu thuyết duy nhất của Peter Handke được dịch và xuất bản ở Việt Nam.

Bìa sách "Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình".

Tương tự phần lớn các tác phẩm khác của Peter Handke, "Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình" khai thác mối quan hệ của cá nhân với mọi người. Chuyện kể về một dược sĩ vô danh sống ở Taxham, ngoại ô Salzburg, cũng là nơi Peter Handke sinh sống. Y là một kẻ vô danh sống một đời sống quẩn quanh, dịch chuyển giữa nhà và hiệu thuốc. Thế rồi bỗng chốc không gian được mở rộng, khi gã dược sĩ này dịch chuyển từ một chốn tù túng sang một không gian rộng lớn nơi mà như một cú ngoái lại nhìn về châu lục già nua này. Vào lúc ra khỏi nhà, lái xe vào rừng, tại đây y bị đánh vào đầu và trở nên câm lặng. Y đem sự câm lặng của mình bước vào thế giới. Nhưng thế giới ấy vừa thực vừa không thực, như thể trên chuyến xe có ba nhân vật là đi vào một chốn mơ mộng. Cuối cùng ba người tách ra, gã dược sĩ lại cô quạnh thực hiện nốt cuộc hành trình của mình, trong quá trình ấy, tìm thấy lại được tiếng nói của mình. Tại căn phòng sau hiệu thuốc, y thuật lại mọi chuyện cho một nhà văn, người đã viết ra cuốn sách này. Ngoài đời thực, chính Peter Handke cũng thực hiện một chuyến hành trình vòng quanh thế giới từ năm 1987 đến 1990 như là một hành trình đi tìm lại yếu tính của văn chương, chính là ngôn ngữ.

Cuộc phiêu lưu kỳ lạ này giống như một hành trình tìm lại ngôn ngữ. Giống như một vòng tuần hoàn, đánh mất ngôn ngữ là chết và tìm lại được ngôn ngữ là một sự phục sinh. Tay dược sĩ đi một vòng tròn từ cái cực tiểu về cái cực đại rồi cuối cùng kết thúc ở trong căn phòng tịch mịch của chính anh. Nhưng độc giả có thể nhận ra có gì đó trong anh đã khác, một sự biến cải hoàn toàn.

Khi Peter Handke được xướng tên cho giải Nobel 2019, có người cho rằng, đó là sự muộn màng. 14 năm trước, khi nhận giải Nobel Văn chương, nữ văn sĩ người Áo Elfriede Jelinek đã phát biểu, người xứng đáng với giải thưởng ấy hơn chính là Peter Handke, đồng hương của bà. Cần nhắc lại, 5 năm trước, Peter Handke từng chia sẻ với tờ Die Press của Áo: "Giải thưởng Nobel nên bị xóa bỏ". Bởi theo ông, Nobel Văn học chỉ mang lại cho những người chiến thắng "một khoảnh khắc được chú ý, sáu trang bài viết chân dung trên báo giấy. Giải thưởng quấy nhiễu bạn, khiến bạn khó chịu bởi bạn sẽ ám ảnh về nó. Nó không xứng đáng với bạn, và bạn cũng chẳng xứng đáng với nó".

Tuy nhiên, giờ đây, khi hay tin mình đoạt giải Nobel, Peter Handke đã thực sự kinh ngạc bày tỏ: "Đó là một quyết định dũng cảm của Viện Hàn lâm Thụy Điển".

TRẦN TRUNG SÁNG

Sự kiện Nobel Văn chương năm nay được Viện hàn lâm Thụy Điển công bố bao gồm: Giải thưởng Nobel Văn chương năm 2018 được trao cho tác giả người Ba Lan Olga Tokarczuk và Giải thưởng Nobel Văn chương năm 2019 được trao cho Áo Peter Handke.

Năm 2018, giải Nobel văn chương buộc phải hoãn lại không trao sau bê bối lạm dụng tình dục và lạm dụng tài chính dẫn tới việc 7 thành viên của Viện hàn lâm Thụy Điển phải từ chức.

Với việc trao 2 giải thưởng cùng lúc, Viện này hy vọng sự trở lại của Nobel văn chương sẽ được cộng đồng cầm bút toàn cầu đón nhận nồng nhiệt.

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/68_215046_nha-van-peter-handke-va-giai-nobel-van-hoc-2019-nhieu-tranh-cai.aspx