Nhà vệ sinh cung điện được cho là cất giấu nửa số vàng thế giới có gì mà ai cũng tò mò muốn khám phá?

Cung điện Potala là cung điện cao nhất thế giới, nằm ở Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. Được mệnh danh là kỳ quan tôn giáo nằm ở nơi cao nhất thế giới.

Cung điện Potala được sử dụng như nơi ở của Đức Đạt Lai Lạt Ma, là một công trình biểu tượng cho quyền lực Phật giáo cao nhất ở Tây Tạng. Từ "Potala" trong tiếng Phạn có nghĩa là "đất thánh của đức Phật".

Nằm trên đỉnh Hồng Đồi hướng ra thung lủng Lhasa, cung điện Potala cao 170m này được xem là cung điện đồ sộ và nguy nga nhất trong tất cả các kiến trúc cung điện ở Tây Tạng. Tọa lạc ở độ cao 3.600 mét so với mực nước biển, nơi này chính là trung tâm chính trị Tây Tạng và Phật giáo Tây Tạng.

Mọi người truyền tai nhau rằng nửa số vàng trên thế giới nằm trong Cung điện Potala. Tuy nhiên khi đến đây, điều làm mọi người tò mò nhất chính là nhà vệ sinh của cung điện này.

Cung điện Potala. Ảnh: Sưu tầm.

Cung điện Potala. Ảnh: Sưu tầm.

Lịch sử ra đời của cung điện Potala.

Theo truyền thuyết, bên trong ngọn đồi này có một hang động vô cùng linh thiêng, từng là nơi ở của một vị Bồ Tát Quan Âm ( còn được gọi là ‘Chenrezi’ trong tiếng Tây Tạng), một vị Bồ tát là hiện thân của lòng từ bi của các chư Phật.

Đức vua Songtsen Gampo (Tùng Tán Cán Bố) đã từng sử dụng hang động này như một nơi nghỉ ngơi để tọa thiền. Vào năm 637, thời đức vua Songtsen Gampo còn tại vị, ngài đã cho xây dựng cung điện này trên Marpo Ri.

Mọi người truyền tai rằng Potala được xây dựng để ngài chào đón vị hôn thê của mình, công chúa Văn Thành của nhà Đường, Trung Quốc, đồng thời cũng là một đệ tử của Phật giáo. Vào thời Trung cổ cung điện đã bị phá hủy gần như hoàn toàn cho đến thế kỷ XVII mới được tu sửa. Phải mất thêm hơn 50 năm công trình mới có thể hình thành quy mô như hôm nay.

Cung điện được coi là biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: Sưu tầm.

Vật liệu xây dựng cung điện chủ yếu là đất, đá và gỗ. Khi đó khoa học công nghệ chưa phát triển, tất cả vật liệu đều phải dùng lừa và sức người. Cung điện là một tòa nhà rộng lớn với những bức tường dày 5 mét ở chân đế và dày 3 mét ở đỉnh, cao 16 tầng, có hơn 1000 phòng, 10.000 ngôi đền và 200.000 bức tượng.

Vì là cung điện lớn nhất và cao nhất thế giới nên nơi này tự hào có những di tích, tác phẩm nghệ thuật phong phú, đặc biệt là các di sản văn hóa của người Tây Tạng, Hán, Mông Cổ độc đáo. Potala chính là thành tựu to lớn của nghệ thuật kiến trúc Tây Tạng.

Cung điện được chia thành 2 khu vực, cung điện Trắng và cung điện Đỏ. Cung điện Trắng là nơi Đạt Lai Lạt Ma sử dụng để làm văn phòng và sinh hoạt hằng ngày. Cung điện Đỏ là nơi dành cho những thứ thuộc về tâm linh, chứa nhiều tu viện, hội trường, nơi thờ cúng,…

Cung điện Potala cất giấu bao nhiêu vàng ?

Tương truyền khi xây dựng cung điện Potala, vua Tùng Tán Cán Bố đã chi một khoản tiền không hề nhỏ. Ông ra lệnh cho những người thợ thủ công phải làm ra một công trình thật hoành tráng và nguy nga.

Việc tìm được một địa điểm rộng lớn như vậy để xây dựng cung điện trên núi cao hùng vĩ đã là một kỳ công, việc tích hợp được đặc điểm của các ngôi chùa trên nền tảng của các cung điện truyền thống thì lại càng khó.

Theo ý tưởng của vua Tùng Tán Cán Bố, cung điện của Cung điện Potala phải cao ít nhất 200 mét, bên ngoài có 13 tầng và bên trong cũng phải có 9 tầng. Từ mái nhà đến sàn nhà cho đến các bức tranh tường đều phải thật lộng lẫy.

Cung điện Potala sử dụng 300.000 tấn vàng để trang trí và xây dựng, bên trong còn ẩn chứa rất nhiều trang sức bằng đá quý. Theo lời kể của người dân địa phương, giá trị nhất trong cung điện này là một tòa tháp cao 14 mét, được dát gần 100.000 mảnh trang sức khác nhau.

Tất cả vàng được sử dụng đều là nguyên chất và hầu hết những đồ vật trang trí đều được mạ và khảm vàng. Không chỉ có vàng là thứ giá trị nhất, những cổ vật tại đây cùng với nhiều bức tranh khảm bằng đá quý cũng có giá trị không hề nhỏ.

Tại những khu vực này, không gian được chạm trổ nhiều màu sắc theo nhiều chủ đề đa dạng. Người ta còn nói rằng một nửa số vàng của thế giới được đặt ở đây.

Tuy nhiên không có bằng chứng nào chứng minh cho những giả thuyết này. Theo một số nhà khoa học, sở dĩ có lời đồn như vậy là vì công trình được xây dựng với nhiều tâm huyết, có nơi được dát vàng nên từ đó nảy sinh những lời đồn đoán.

Cũng theo giới chuyên môn, sự tráng lệ của Cung điện Potala không chỉ ở vẻ bề ngoài mà nó còn ý nghĩa lịch sử và kinh tế.

Nhà vệ sinh của cung điện Potala sẽ trông như thế nào ?

Đây hẳn là một công trình hùng vĩ nên thu hút không ít du khách đến tham quan, và điều khiến những khách du lịch đều phải tò mò chính là nhà vệ sinh của nơi này. Mọi người đến thăm không phải vì đẹp mà vì thắc mắc tại sao nơi này đã trải qua hàng nghìn năm không ai quét dọn nhưng vẫn sạch sẽ.

Trên thực tế, những người tham gia xây dựng Cung điện Potala đã tính đến việc này. Vì công trình nằm ở độ cao 3.700 mét nên khi chất thải rơi xuống đáy thì cũng không lo sợ bị đầy.

Đặc biệt khí hậu ở Tây Tạng rất khắc nghiệt, những chất thải này khi được xả ra môi trường sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho thảm thực vật bên dưới. Đây là bí mật mà không phải ai cũng biết, thiết kế này là minh chứng cho sự sáng tạo và tầm nhìn của người xưa.

Cho đến nay, Cung điện Potala được tu sửa và trở thành Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc. Bất chấp sự phát triển của thành phố Lhasa trong những thập niên gần đây, cung điện Potala vẫn nổi bật giữa cảnh quan thành phố với dáng vẻ cổ kính và uy nghiêm.

Khánh Linh

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/an-choi-mua-sam/to-mo-ve-nha-ve-sinh-cua-cung-dien-duoc-cho-la-cat-giau-nua-so-vang-202205012324277059.html