Nhạc sỹ Lam Phương - Những tình khúc muôn đời để lại

Lam Phương là một trong số những nhạc sĩ có cuộc sống tình duyên lận đận, nhiều thăng trầm. Ông thậm chí còn được nhớ đến như là “cha đẻ” của những ca khúc thất tình…

Ông sinh ngày 20/03/1937 , vừa tròn đúng 80 tuổi

Ông là người con Cả và rất hiếu thảo với cha mẹ. Những ngày đầu chân ướt chân ráo đặt chân lên Sài Gòn, Ông đã cảm nhận được sự vất vả cực nhọc của Bà mẹ mình buôn thúng bán bưng trong chợ Đa Kao, cố gắng để nuôi các con ăn học trong điều kiện hết sức thiếu thốn.

Lúc ấy Lam Phương đang học trung học tại trường Les Lauriers, Tân Định. Đây là thời kỳ Lam Phương bi quan nhất. Suốt tuổi thanh niên, cậu đã sống rất cơ cực nên tư tưởng bi quan hằn sâu trong trí óc.

Một nhạc phẩm nữa cũng được Lam Phương sáng tác để nói lên cảnh nghèo của gia đình mình. Đó là bản “Đèn Khuya”, sáng tác năm 1958: “Không biết đêm nay vì sao tôi buồn… Buồn vì trời mưa hay bão trong tim. Đã mấy thu qua tôi vẫn đi tìm, để rồi buồn ơi nghe tiếng mưa đêm. Khi bước chân đi lần trong cuộc đời. Lời mẹ hiền ru còn nhớ khôn nguôi: “Khi lớn con đi trên vạn nẻo đời, đừng buồn khi lúc tay còn trắng tay…”.

Lam Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của tân nhạc miền Nam Việt Nam với trên 200 tác phẩm. Năm 15 tuổi, ông đã bắt đầu sáng tác bài "Chiều thu ấy" nhưng mãi đến năm 1954 ông mới nổi danh với hai bài "Kiếp nghèo" và "Chuyến đò vĩ tuyến".

Đến thập niên 1960, Lam Phương viết rất nhiều bản nhạc nổi tiếng và đem lại cho ông những khoản lợi rất lớn về tài chính. Ngoài ra còn rất nhiều bản khác như: "Tình bơ vơ, Duyên kiếp..." đã làm tăng khối tài sản của ông lên.

Song song với việc sáng tác và biểu diễn với các ban nhạc quân đội, Lam Phương còn cộng tác với trung tâm quốc gia điện ảnh, xuất hiện trong một số phim mang chủ đề vận động cải tiến xã hội như: "Chân trời mới, Niềm tin mới".

Nhạc sĩ Lam Phương thời trẻ.

Sau thời gian đau khổ với những chuyện tình của mình, nhạc sĩ Lam Phương đã lập gia đình. Thời gian đó ông viết nhiều tác phẩm vui tươi điển hình nhất là tác phẩm Ngày hạnh phúc. Bài hát được người dân hát rất nhiều trong các đám cưới. Bài hát nổi tiếng với câu hát "Đêm về nghe con khóc vui triền miên". Tiếng con khóc ở đây là con gái đầu lòng của nhạc sĩ, cô Ánh Hằng.

Khi ở Việt Nam, nhạc sĩ Lam Phương có một tài sản rất lớn trong nhà băng. Tuy nhiên, sau giải phóng ông đã cùng gia đình sang Mỹ định cư trên một chuyến tàu, nên đã không thể mang theo được gì.

Khi ở trên boong tàu ông viết ca khúc: "Con tàu định mệnh" với câu hát "Khi đi thấy đường đã xa, bây giờ đường về xứ còn xa hơn ngàn lần".

Khi đến Mỹ, nhạc sĩ Lam Phương gặp khó khăn về kinh tế phải kiếm tiền bằng những việc chân tay nặng nhọc và không may là hạnh phúc gia đình ông cũng tan vỡ trong thời điểm ấy.

Ông vô cùng đau xót và viết hàng loạt ca khúc mà tiêu đề chỉ có 1 chữ như Điên, Say và Tiếc... Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài Lầm với câu hát "Anh đã lầm đưa em sang đây".

Rời chốn đau thương, ông với hai bàn tay trắng sang Paris, như ông nói: “người ta đi tị nạn chính trị còn tôi tị nạn ái tình”. Ở đây ông đã gặp được một người phụ nữ tên Hường và viết hàng loạt ca khúc vô cùng tươi vui như Bé yêu, Bài tango cho em và điển hình là bài Mùa thu yêu đương với câu hát "Đường vào Paris có lắm nụ hồng", hồng ở đây là xuất phát từ người phụ nữ tên Hường. Tuy nhiên cuộc tình này không đi đến đâu, nên sau cùng ông viết Tình vẫn chưa yên. Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu cộng tác và giúp đỡ trung tâm Thúy Nga cho đến tận nay.

Nhạc sĩ Lam Phương.

Trung tâm Thúy Nga đã thực hiện 5 chương trình vinh danh nhạc Lam Phương:

Paris By Night 22: 40 Năm âm nhạc Lam Phương

Paris By Night 28: Lam Phương 2 - Dòng nhạc tiếp nối - Sacreé Soireé 3

Paris By Night 88: Lam Phương - Đường về quê hương

Paris By Night 102: Nhạc yêu cầu Lam Phương

Paris By Night đặc biệt (không ghi hình): Tình ca Lam Phương tại Singapore.

Đầu năm 2016, trên kênh VOV3 của Đài Tiếng nói Việt Nam, trong chương trình "Âm nhạc 168", nhạc sĩ Lam Phương đã được giới thiệu cùng với ca khúc nổi tiếng "Thành phố buồn" với những lời lẽ rất trân trọng: "Nhạc sĩ Lam Phương: 64 năm tận hiến cho âm nhạc".

Việc trân trọng giới thiệu nhạc sĩ Lam Phương trên kênh truyền thông chính thống của chính quyền trong nước . Chứng tỏ âm nhạc của Ông có sức lan tỏa và ảnh hưởng rất lớn đối với công chúng tại Việt Nam.

Nhạc sĩ Lam Phương và ca sĩ Quang Thành.

Ngoài sinh hoạt âm nhạc, ông còn cộng tác với ban kịch Thẩm Thúy Hằng và ban kịch "Sống" của kịch sĩ Túy Hồng. Lam Phương và Túy Hồng cưới nhau năm 1959.

Lúc đó, ngoài phần phụ trách nhạc cho ban kịch Dân Nam, Lam Phương còn viết nhạc nền cho các ban kịch lừng danh thời đó như: Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng.

Đến năm 1968, với sự động viên của chồng – nhạc sĩ Lam Phương, Túy Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch - Đoàn kịch “Sống-Túy Hồng”. Chính đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của Lam Phương và Túy Hồng lên tột đỉnh vinh quang mới.

Đoàn kịch Sống-Túy Hồng còn có một lợi thế mà ít ban kịch nào có được, đó là ban kịch đưa các bài tình ca vào các vở diễn thành công nhất, nhờ phần lớn các bài hát tuyệt vời của người nhạc sĩ tài hoa Lam Phương. Kịch do Sống-Túy Hồng dựng không quá bi thảm, kết thúc luôn dành chỗ đứng cho một niềm hạnh phúc nào đó, khán giả xem kịch Sống-Túy Hồng thường ra về với một tâm trạng nhẹ nhõm.

Tất cả những vở kịch của ban kịch Sống-Túy Hồng (do Túy Hồng đóng chính) đều ghép nhạc của Lam Phương vào phần ngoại cảnh, làm cho vở kịch sống động hơn, truyền cảm hơn, thu hút người xem nhiều hơn.

Ngược lại, mỗi nhạc phẩm của Lam Phương vừa ra đời đều được “giới thiệu” trong một vở kịch của Túy Hồng. Thời ấy, cứ mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài truyền hình Sài Gòn có tiết mục “thoại kịch” và những vở kịch của ban kịch “Sống-Túy Hồng” bao giờ cũng thu hút nhiều người xem.

Khán giả Việt Nam sẽ mãi mãi còn hát những ca khúc của ông, những khi vui, lúc buồn bên quán cà phê. Bên dòng sông một chiều trở gió với lời ca da diết về nỗi nuối thương cho những cuộc tình vừa lỡ. Trong một Bản tình cuối dù : Mưa có rơi và nắng có phai, trên cuộc tình yêu em ngày nào, ta vẫn yêu và ta vẫn mơ ....

Ca sỹ Quang Thành

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/giai-tri/nhac-sy-lam-phuong--nhung-tinh-khuc-muon-doi-de-lai-146968/