Nhận diện 'Di sản ký ức', bảo tồn và phát huy giá trị

Để làm rõ hơn câu hỏi 'Di sản ký ức là gì?', ngày 5-11 tới, Bảo tàng L ịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với CLB Phụ nữ với Di sản văn hóa - Hội Di sản Văn hóa Việt Nam và Quỹ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức một cuộc tọa đàm nhằm làm rõ hơn về loại hình di sản này đồng thời đưa ra những giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị.

T.S Lê Thị Minh Lý- Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia cho rằng “Việt Nam đã, đang và cần nhận diện rõ hơn nữa giá trị di sản này để có giải pháp sưu tầm, lưu trữ, bảo vệ và phát huy giá trị” bởi lẽ, ký ức là một phần quan trọng cấu thành nên mỗi con người. Ký ức của mỗi con người hợp lại thành ký ức chung của gia đình, dòng họ, dân tộc, quốc gia và nhân loại. Ký ức là một phần của lịch sử. Mỗi bước đi của con người, là một hành trình để lại dấu ấn bên trong, đồng thời kiến tạo ký ức cho nhân loại. Ký ức con người là một loại hình di sản đặc biệt, không thể định lượng.

Phần 2 của cuộc tọa đàm là gặp gỡ với những nhân chứng lịch sử, chủ thể của di sản ký ức. Qua những câu chuyện, hồi ức để nhận thấy di sản ký ức có mặt ở khắp mọi nơi, gắn bó mật thiết với đời sống. Đó là ký ức về sự hy sinh của toàn bộ y bác sỹ, thương bệnh binh Trạm phẫu thuật tiền phương Q21, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước qua chia sẻ của Đại tá Nguyễn Cao Lưu – Nguyên phó trung đoàn trưởng kiêm tham mưu trưởng Trung đoàn 4-Quân khu Trị Thiên, Trưởng ban liên lạc CCB Trung đoàn 4 và O Phạm Thị Đào, Nguyên cán bộ địch vận, du kích huyện Quảng Điền, Trưởng ban liên lạc cựu du kích- những nhân chứng của sự kiện lịch sử năm đó.

Và còn là câu chuyện của những người tham gia bảo vệ Di sản ký ức sau 45 năm khi trạm phẫu thuật tiền phương bị đột kích (3/1975- 3/2020). Nhờ những nỗ lực to lớn của các Cựu chiến binh quân đoàn 4, Di tích Trạm phẫu thuật đã được phục hồi để bảo tồn. Một đài tưởng niệm và một ngôi nhà trưng bày đã được xây dựng để kể những câu chuyên ký ức, tôn vinh sự hy sinh to lớn của các liệt sỹ, để chúng ta và thế hệ trẻ mãi mãi nhớ về họ. Đó là ký ức của TSKHQS, AHLLVT, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng Thiết giáp , nguyên Tư lệnh Quân khu 4 đã tham gia trực tiếp các trận đánh tiến tới ngày giải phóng miền Nam : Khe Sanh, Tây Nguyên , Sài Gòn ....

Mộc bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới đầu tiên của Việt Nam , được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009.

Mộc bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới đầu tiên của Việt Nam , được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009.

Di sản ký ức không chỉ là câu chuyện của quá khứ, nó còn là thông điệp của cha ông gửi tới thế hệ mai sau. Vì thế loại hình di sản đặc biệt này cần được giữ gìn và phát huy giá trị. Xác định bảo tàng là một trong những nơi lưu giữ ký ức, điều này đòi hỏi bảo tàng phải có những thay đổi trong sưu tầm và trưng bày để bảo tàng giới thiệu lịch sử một cách sinh động hơn, như là không gian đầy ắp những ký ức. Không gian đó không chỉ mang đến cho du khách cơ hội học tập, trải nghiệm mà còn tạo sự đồng cảm nhằm chạm đến được cảm xúc của du khách.

Làm được như vậy, bảo tàng đã xác định được vai trò và chức năng của mình trong cộng đồng. Điều này được chia sẻ trong phần ba của tọa đàm với những trao đổi của bà Phạm Khánh Ngân – Trưởng phòng Thông tin tư liệu; Thạc sỹ Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; Đại tá Vũ Danh Cương – Giám đốc Bào tàng Phòng không - Không quân; Ông Lâm Văn Bảng – Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị tù đày ở Phú Quốc ....

ANTĐ

Yên Vân

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhan-dien-di-san-ky-uc-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-post449137.antd