Nhiên liệu hóa thạch là rào cản phát triển ở Nhật Bản

Một số chính phủ đã công bố lịch trình chuyển đổi hoàn toàn sang phương tiện không phát thải.

Các chuyên gia cho biết, việc Nhật Bản vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện đang làm giảm tác động của việc triển khai phương tiện chạy điện trong kế hoạch cắt giảm lượng khí thải carbon của đất nước.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, người nhậm chức vào tháng 9, gần đây đã cam kết làm cho đất nước trở nên trung tính carbon vào năm 2050, nhưng hơn 75% lượng điện của quốc gia này vẫn được tạo ra từ than đá, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và dầu mỏ.

Ông Atsushi Inaba, Chủ tịch Trung tâm Hỗ trợ Đánh giá Vòng đời Nhật Bản cho biết: “Để cắt giảm lượng khí thải, Nhật Bản phải tăng tỷ lệ điện được tạo ra từ năng lượng tái tạo lên ít nhất 30%, hoặc bằng mức trung bình của các nước trong khối Liên minh châu Âu”.

Ông nói: “Nhật Bản phải đẩy nhanh việc chuyển sang các nguồn tài nguyên tái tạo bao gồm hydro để xây dựng chiến lược năng lượng mới của đất nước nhằm giảm lượng khí thải carbon không chỉ từ xe điện mà còn từ toàn xã hội”.

Tổ chức của ông và một nhóm nghiên cứu của Mazda Motor Corp đã tiến hành đánh giá vòng đời của xe điện ở Nhật Bản và EU để đo lượng khí thải carbon mà chúng để lại từ quá trình khai thác và xử lý nguyên liệu thô đến sản xuất, vận chuyển và sử dụng.

Các mẫu xe ở Nhật Bản được phát hiện thải ra nhiều khí carbon dioxide hơn xe động cơ xăng cho đến khi quãng đường di chuyển của chúng đạt 111.511 km, và sau đó lại vượt xe chạy xăng khi quãng đường di chuyển của chúng vượt quá 160.000 km do cần thay pin, Inaba cho biết.

Tuy nhiên, xe điện ở EU thải ra ít CO2 hơn xe động cơ xăng khi chúng đã chạy 76.545 km bất kể việc thay pin do phụ thuộc nhiều hơn vào điện năng được tạo ra từ năng lượng tái tạo, ông nói.

Trong năm 2019, điện năng được tạo ra từ năng lượng gió, nước và năng lượng mặt trời kết hợp chiếm 30% tổng lượng điện ở EU, theo khối 27 quốc gia.

EU đang thúc giục các nhà sản xuất ô tô sản xuất nhiều xe điện hơn, với các quy định nghiêm ngặt hơn về khí thải từ năm tới yêu cầu lượng khí thải CO2 của các phương tiện mới bán trong khối trung bình là 95 gam hoặc ít hơn mỗi km.

Anh, Trung Quốc và bang California của Hoa Kỳ sẽ cấm bán ô tô chạy xăng mới vào năm 2035, với Pháp sẽ tuân theo vào năm 2040.

Với việc nhiều nước thành viên EU trợ cấp cho việc mua xe điện của người tiêu dùng, số lượng ô tô điện bao gồm cả xe hybrid được bán trong tháng 9 trong khối đã tăng lên 139% so với một năm trước đó lên tổng số là 327.800 chiếc, lần đầu tiên vượt qua lượng xe động cơ diesel, được cung cấp bởi Jato Dynamics Ltd.

Xe điện đang được phổ biến chậm hơn ở Nhật Bản, nơi các nhà sản xuất ô tô phải đối mặt với mục tiêu nhẹ nhàng hơn yêu cầu 50 - 70% xe của họ phải có nguồn năng lượng “thế hệ tiếp theo” bao gồm động cơ diesel sạch vào năm 2030.

Trong số 5,04 triệu xe được bán tại Nhật Bản trong năm tài chính 2019 tính đến tháng 3 vừa qua, 1,48 triệu là xe điện bao gồm cả các mẫu hybrid.

Doanh số bán xe EV thuần túy, xe hybrid plug-in và xe chạy pin nhiên liệu tổng cộng đạt 38.585 chiếc, tương đương 0,8% con số tổng thể, mặc dù chính phủ đã trợ cấp 420.000 yên (4.000 USD) cho việc mua Nissan Leaf EV.

Nhưng với lượng khí thải từ phương tiện giao thông chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do hoạt động của con người thải vào bầu khí quyển, một số chuyên gia trong ngành công nghiệp ô tô cho rằng việc tập trung vào xe điện không có nhiều ý nghĩa, ít nhất là về mặt kinh tế.

Koichi Sugimoto, một nhà phân tích cấp cao tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities Co, cho biết các quy định thắt chặt về khí thải đang hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/nhien-lieu-hoa-thach-la-rao-can-phat-trien-o-nhat-ban-BGx4lqTGg.html