Nhiều chuyên gia góp ý xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Tại Hội thảo lấy ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) sửa đổi, bổ sung, các chuyên gia đã chỉ ra những bất cập của Luật hiện hành và nhiều ý kiến đóng góp được đưa ra về quy định xử phạt, cơ sở xử lý BLGĐ, cộng tác viên cơ sở còn yếu hay công tác truyền thông…

Sáng nay (8/10), tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) sửa đổi, bổ sung diễn ra với sự tham dự của TS Nguyễn Văn Tiên - nguyên Phó Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Cao Thị Hồng Minh - Phó Trưởng ban chính sách - luật pháp TƯ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bà Hà Thị Quỳnh Anh - chuyên gia giới và quyền con người-Quỹ dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam, các đại diện Bộ LĐ-TT-XH, bà Trần Tuyết Ánh - Vụ trưởng Vụ gia đình-Bộ VH-TT-DL, Lê Thanh Liêm - Vụ trưởng Vụ pháp chế UB TƯ Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cùng đông đảo đại biểu.

Luật hiện hành còn nhiều bất cập

Mở đầu hội thảo, bà Trần Tuyết Ánh cho biết, Luật Phòng, chống BLGĐ được thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2008, có 6 chương 46 điều. Sau khi Luật có hiệu lực, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, địa phương đã có văn bản hướng dẫn thi hành triển khai Luật, góp phần đưa luật vào thực tiễn.

Trong quá trình thi hành luật, một số nội dung được rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời khiến luật được thực thi hiệu quả và phù hợp với thực tế, nội dung luật và các văn bản phù hợp với cam kết quốc tế Việt Nam tham gia và văn bản pháp luật hiện hành. Luật BLGĐ đã thể chế hóa và bảo vệ các quyền cơ bản của con người.

 Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Đình Phát

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Đình Phát

Bên cạnh những kết quả đạt được, BLGĐ đang là vấn đề nhức nhối khiến dư luận quan tâm. Bà Trần Tuyết Ánh chỉ ra 2 vụ việc gần đây nhất gây bức xúc dư luận: Như 9/2020 vừa qua, dư luận bàng hoàng khi một bé gái bị bố mẹ bạo hành đến gãy tay, thâm tím khắp cơ thể và chỉ được giải cứu khi Công an vào cuộc. Thứ hai là vụ tại Long An, mẹ già bị chính con gái đánh đập, đổ rác lên đầu trước khi qua đời

Đây là “phần nổi của tảng băng bạo lực gia đình” xảy ra hàng ngày ở Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các vụ việc trong số đó bị che giấu, khuất lấp và không được xử lý can thiệp kịp thời. Lúc này, vai trò của quy định pháp luật về phòng, chống BLGĐ được đặt ra.

Bà bà Trần Tuyết Ánh đặt câu hỏi, từ năm 2009- 2019, trên 63 tỉnh/TP có 2.297 498 vụ BLGĐ, nhưng các con số phản ánh đúng tình hình bạo lực hay chưa? Hiện nay, việc tổng hợp các vụ BLGĐ đang theo ngành dọc, mỗi cơ quan, tổ chứcgtập hợp theo đối ượng chức năng nhưng không có cơ chế chia sẻ nên số liệu thiếu nhất quán, trùng lặp và chưa phản ánh đầy đủ tình hình BLGĐ. Nguyên nhân chính là do bất cập của Luật phòng chống BLGĐ hiện hành.

Luật phòng, chống BLGĐ hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập khác, đặc biệt là các quy định về nạn nhân vụ BLGĐ hay xử lý các thủ phạm gây ra bạo lực, cũng như các biện pháp đảm bảo phòng chống BLGĐ.

Thực hiện Nghị quyết 137 của Chính phủ ngày 31/12/2017 về ban hành chương trình hành động của Chính phủ, và thực hiện Nghị quyết số 21 ngày 25/10/2017 của hội nghị lần tứ 6 về Ban chấp hành TƯ khóa 12 về công tác dân số trong tình hình mới, trong đó giao cho Bộ VH-TT-DL nghiên cứu, xây dựng, trình dự án sửa đổi bổ sung luật phòng chống BLGĐ.

Bộ VH-TT-DL đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ban ngành TƯ xây dựng luật BLGĐ. Bộ ban hành kế hoạch thành lập tổ công tác và triển khai hồ sơ sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo nhằm thảo luận xin ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, lấy ý kiến của địa phương rồi đăng trên cổng thông tin điện tử để lấy ý kiến.

Nghiên cứu lại Luật phòng, chống BLGĐ sau 13 năm thực hiện, ông Lê Thanh Liêm - Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ VH-TT-DL nhận thấy có nhiều nội dung trong Luật còn bất cập, một số nội dung trong luật quy định khá chung chung.

Theo quy định, trong hồ sơ đề nghị có một số văn bản, trong đó quan trọng là các chính sách xuyên suốt để tăng cường phòng, chống BLGĐ. Trong hồ sơ, có 6 chính sách và sắp tới sẽ sửa đổi, bổ sung trên tinh thần của 6 chính sách này.

Chính sách 1: Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng công tác mang lại trong phòng, chống BLGĐ

Quy định về hình phạt trong phòng, chống BLGĐ rất quan trọng. Quy đình được thể hiện cụ thể trong mục 2 Chương II về luật phòng chống BLGĐ gồm 4 điều. Qua quá trình thực hiện, thấy cơ bản nội dung thực thi tốt nhưng còn nhiều bất cập. Ví dụ như tại điều 12 của Luật, có trường hợp không được thực hiện hòa giải, cụ thể là các vụ việc thuộc tội phạm hình sự, hay vi phạm pl bị xử lý hành chính…

Chính sách 2: Đa dạng hóa nội dung, đối tượng, thông tin tuyên truyền Luật phòng, chống BLGĐ

Theo Luật phòng, chống BLGĐ hiện hành, thông tin tuyên là biện pháp phòng ngừa BLGĐ nhưng công tác này chưa được triển khai triệt để vì nhiều nguyên nhân, lý do.

Chính sách thứ 3: Hoàn thiện các biện pháp hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân BLGĐ

Theo quy định của Luật phòng, chống BLGĐ hiện hành, thì có 7 biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân quy định rất rõ trong Luật phòng, chống BLGĐ nhưng nếu rà soát và thống kê tất cả thì có một số biện pháp khá rườm rà, còn bộc lộ nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng.

Chính sách 4: Tăng cường các biện pháp bảo đảm cho công tác bảo đảm phòng, chống BLGĐ

Ngoài các biện pháp phòng, chống thì quy định về bảo đảm việc này như kinh phí, là tổ chức, con người, huy động sự hỗ trợ của xã hội, cộng đồng đồng… trong công tác này. Quy định về người làm công tác, người làm chuyên môn, chế độ chính sách, kinh phí… đều chưa rõ.

Chính sách 5: Xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng chống BLGĐ

Trong Luật phòng, chống BLGĐ chưa nêu nội dung liên quan đến cơ sở dữ liệu. Sau 13 năm thực hiện, số liệu về phòng, chống BLGĐ rất quan trọng, là cơ sở để tham mưu, có thẩm quyền để quyết định chính sách về phòng, chống BLGĐ.

Chính sách 6: Khuyến khích xã hội hóa về công tác phòng, chống BLGĐ

Trong Luật phòng, chống BLGĐ hiện hành, quy định rõ trách nhiệm của gia đình, xã hội của cơ quan, tổ chức có liên quan nhưng qua đánh giá của Ban thực hiện, các chính sách cụ thể để khuyến khích khích xã hội hóa trong công tác phòng, chống BLGĐ chưa rõ, như người tham gia trực tiếp công tác này được bảo vệ thế nào, đóng góp cho công tác thì được ghi nhận ra sao?

TS Nguyễn Văn Tiên chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Đình Phát

Chọn vấn đề “đắt giá” để sửa

Để các chuyên gia, đại biểu đóng góp ý kiến bước đầu, lãnh đạo Vụ Gia đình, Bộ VH-TT-DL đã trình bày tóm tắt hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi, bổ sung).

Sau khi đề dẫn được trình bày, nhiều ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung được đưa ra về quy định xử phạt, cơ sở xử lý BLGĐ, cộng tác viên cơ sở còn yếu hay công tác truyền thông…

Theo TS Nguyễn Văn Tiên - nguyên Phó Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của Quốc hội, xây dựng Luật Phòng, chống BLGĐ hiện hành rất khó khăn, phức tạp vô cùng nên giờ đã có rồi là thành công lớn thì giờ phải “xử”, làm sao sửa đổi để có hiệu quả hơn, thành công hơn. Vì vậy, các đồng chí phải chọn vấn đề “đắt giá” để sửa đổi.

Bà Hà Thị Quỳnh Anh - Chuyên gia giới và quyền con người - Quỹ UNFPA đưa ra kiến nghị: Cần làm rõ mục đích của luật là gì, tập trung vào việc ngăn ngừa hành vi bạo lực trong gia đình; Liên quan với các biện pháp để chấm dứt hành vi bạo lực thì phải xem mục đích hòa giải ra sao?; Không xử phạt bằng tiền vì sẽ không thực hiện được trong bối cảnh thực tế. Cuối cùng, liên quan đến vấn đề hỗ trợ nạn nhân, việc báo cáo câu chuyện đã có, khi báo cáo chúng ta nên xem xét kỹ vì cũng còn nhiều bất cập.

Đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cho rằng, cần thiết đưa chương trình giáo dục về bình đẳng giới vào trường xã hội và nhân văn.

Việc ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành.

Đặc biệt, là xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình, người vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình, tăng cường các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong thực thi.

Nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình, nâng cao chất lượng của công tác hòa giải, thông tin tuyên truyền và khuyến khích xã hội hóa trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Từ đó góp phần xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, gia đình; góp phần xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, để gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.

Huân Thu

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/kiem-sat-24h/van-de-su-kien/nhieu-chuyen-gia-gop-y-xay-dung-luat-phong-chong-bao-luc-gia-dinh-sua-doi-95782.html