Nhiều người thiệt mạng vì bão Damrey quét qua

Bão đổ bộ Phú Yên - Khánh Hòa lúc 6h sáng nay khiến nhiều người thiệt mạng, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng, cây xanh đổ la liệt. Đến 12h, bão sang các tỉnh miền Nam Campuchia.

Hình ảnh tan hoang ở xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, nơi được nhận định là tâm bão của cơn bão số 12. Ảnh: Nguyễn Dũng

TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP

Tường thuật trực tiếp

19:31 04/11

Chiều 4/11, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống lụt bão cho biết, bão Damrey (bão số 12) đã khiến 20 nạn nhân tử vong, 17 người mất tích. Trong đó, Khánh Hòa có đến 12 người thiệt mạng, tiếp đến là Bình Định và Lâm Đồng (3 người). Mưa bão cũng làm hơn 500 căn nhà sập, khoảng 23.000 căn bị tốc mái, hư hỏng.

19:25 04/11

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, chiều nay (4/11), sau khi đi vào đất liền phía Nam Tây Nguyên, bão số 12 đã suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Hồi 16h, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 12,4 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Campuchia.

Một trận lốc xoáy xảy ra tại xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, Quảng Na) khiến 82 nhà tốc mái, 2 nhà sập hoàn toàn, 4 người trong một gia đình bị thương nặng hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện.

Chiều ngày 4/11, các lực lượng chức năng của thành phố Đà Nẵng tiến hành khắcphục hậu quả của cơn bão số 12 để kịp đón APEC. Ảnh: Nguyễn Thành

Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan (nguyên Phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ) cho biết, Damrey là một cơn mạnh và đặc biệt. Khi đi vào biển Đông, bão được tiếp thêm năng lượng nên mạnh thêm. Đồng thời, đây là cơn bão có tốc độ đi khá nhanh, trong khi thời gian suy yếu lại chậm, giảm cấp gió từ từ nên thời gian hoành hành trên đất liền nhiều hơn các cơn bão khác.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay, mực nước trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên đang lên rất nhanh. Mực nước lúc 13h ngày 4/11 trên một số sông như sau: Sông Vu Gia (Quảng Nam) tại Ái Nghĩa 7,36m, dưới BĐ2 0,64m; Sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) tại Trà Khúc 4,7m, dưới BĐ2 0,3m; Sông Vệ (Quảng Ngãi) tại Sông Vệ 3,64m, trên BĐ2 0,14m; Sông Kôn (Bình Định) tại Thạnh Hòa 6,6m, dưới BĐ2 0,4m; Sông Kỳ Lộ (Phú Yên) tại Hà Bằng 10,95m, trên BĐ3 1,45m; Sông Ba (Phú Yên) tại Củng Sơn 34,79m, trên BĐ3 0,29m; tại Phú Lâm 2,41m, dưới BĐ2 0,29m (hồ Ba Hạ đang xả 5600m3/s, hồ sông Hinh xả 2000m3/s); Sông Dinh (Khánh Hòa) tại Ninh Hòa 5,6m, trên BĐ3 0,1m; Sông ĐắkBla (Kon Tum) tại Kon Plong 593,41m, ở mức BĐ2; Các sông khác còn dưới mức BĐ1.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương dự báo lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên tiếp tục lên nhanh. Trong 6-12 giờ tới, mực nước trên các sông có khả năng như sau: Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa lên mức 8,5m, dưới BĐ3 0,5m; Sông Trà Khúc tại Trà Khúc lên mức 6,7m, trên BĐ3 0,2m; Sông Vệ tại Sông Vệ lên mức 5,3m, trên BĐ3 0,8m; Sông Kôn tại Thạnh Hòa lên mức 8,3m, trên BĐ3 0,3m; Sông Kỳ Lộ tại Hà Bằng lên mức 11,5m, trên BĐ3 2,0m; Sông Ba tại Phú Lâm lên mức 4,4m, trên BĐ3 0,7m (với điều kiện hồ Ba Hạ duy trì xả 5600m3/s, hồ sông Hinh xả 2000m3/s); Sông Dinh tại Ninh Hòa lên mức 6,0m, trên BĐ3 1,0m; Các sông khác ở Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên lên mức BĐ1-BĐ2, các sông suối nhỏ lên trên mức BĐ3.

Trong 12-24 giờ tiếp theo, lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên tiếp tục lên nhanh và ở mức cao, trên BĐ3 từ 0,5-2,0m.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt sâu ở vùng trũng thấp tại các tỉnh trên, đặc biệt ở các huyện: Quảng Nam: Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My, Núi Thành, Phú Ninh và Thành phố Tam Kỳ; Quảng Ngãi: Trà Bồng,Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây, Đức Phổ, Ba Tơ và Thị trấn Châu Ổ, Thành phố Quảng Ngãi; Bình Định: An Lão, Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ, Tây Sơn, Phù Cát, Tuy Phước, Vân Canh, thành phố Quy Nhơn; Phú Yên: Đồng Xuân, Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Phú Hòa, thành phố Tuy Hòa; Khánh Hòa: Vạn Ninh, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Ninh Hòa, Khánh Sơn, thành phố Nha Trang;

Nguy cơ cao mất an toàn hồ chứa xung yếu tại các tỉnh trên, đặc biệt là các hồ chứa từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.

ở cảng Quy Nhơn

Đường đi và vị trí cơn bão số 12 (tên quốc tế Damrey). Ảnh: nchmf

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 04/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,5 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp trên khu vực Campuchia.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường mạnh ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Biển động mạnh.

Trên đất liền ven biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, các tỉnh Nam Tây Nguyên có gió mạnh cấp 7-9, giật cấp 10-11. Khu vực ven biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận tiếp tục có mưa rất to đến đặc biệt to. Các tỉnh Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ có mưa to đến rất to.

Từ nay đến 8/11, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và sông Đồng Nai sẽ xảy ra một đợt lũ. Nguy cơ cao xuất hiện lũ lớn ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, Bắc Tây Nguyên và lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ven sông và ngập lụt sâu, diện rộng ở vùng trũng thấp thuộc các khu vực nêu trên. Cần theo dõi chi tiết trong các bản tin cảnh báo lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt sâu diện rộng tiếp theo.

Trực tiếp chỉ đạo chống bão Damrey ở huyện Vạn Ninh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Duy Bắc cho biết: "Thiệt hại vật chất chưa thể thống kê, song riêng huyện Vạn Ninh đã có 3 người chết, 5 người bị thương; hàng chục nghìn ngôi nhà và hầu hết trường học bị tốc mái, cây gãy đổ khắp nơi. Đây là địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất".

Thị xã Ninh Hòa xác nhận có 2 người tử vong do sập nhà, 2 người mất tích. Trước đó, cháu bé ở Nha Trang cũng thiệt mạng do tường đổ.

Tỉnh Phú Yên ghi nhận 2 người tử vong và nhiều người mất tích vì bão. Hiện, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đang thị sát tỉnh này, sau khi làm việc ở Khánh Hòa.

Mưa gió giật mạnh ở Nha Trang. Clip: Nguyễn Dũng

Thời tiết Đà Nẵng đang xấu đi trong bối cảnh Tuần lễ Cấp cao đang đến gần. Ảnh: Nguyễn Thành

Do ảnh hưởng của bão Damrey, khu vực Đà Nẵng từ tối ngày 3 đến sáng ngày 4/11 bắt đầu có gió to kèm theo mưa. Theo ghi nhận lúc 6h20 sáng 4/11 khu vực ven biển Đà Nẵng có gió to, làm cây cối bắt đầu nghiêng ngả, việc đi lại của người dân. Tại các tòa nhà cao tầng, chung cư người dân từ đêm qua đã cảm nhận được những trận gió rít liên hồi.

Thời tiết Đà Nẵng đang xấu đi trong bối cảnh Tuần lễ Cấp cao đang đến gần. Để chủ động đối phó UBND TP đã phê duyệt kế hoạch ứng phó với thời tiết và thiên tai trong thời gian diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

Người đi xe máy bị gió quật ngã. Ảnh: Vũ Lương

Gió lớn xe máy không đi qua được ngã ba Trần Phú - Nguyễn Chánh (TP Nha Trang). Ảnh: Vũ Lương

Một phụ nữ chở hàng bị gió thổi giật lùi. Ảnh: Vũ Lương

Cố đi thì bị gió quật ngã. Ảnh: Vũ Lương

Theo anh Hồng Kiệt nhân viên khách sạn Sheraton, hàng loạt cây xanh trên các đường phố Nha Trang bị đổ. Có những cây cổ thụ hai ba người ôm. Ảnh: Vũ Lương

Xe taxi vẫn hoạt động. Ảnh: Vũ Lương

Sóng lớn. Ảnh: Vũ Lương

6h10 điện lưới bị mất. Ảnh: Vũ Lương

Mái tôn bị gió lột. Ảnh: Vũ Lương

Người dân đưa hàng phải trú lại vì gió giật ngày càng mạnh. Ảnh: Vũ Lương

Biển động dữ dội. Sóng cao khoảng 10 mét. Ảnh: Vũ Lương

Theo bản tin dự báo lúc 5h, do ảnh hưởng của bão Damrey, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gió mạnh cấp 7, giật cấp 9, An Nhơn (Bình Định) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, Tuy Hòa (Phú Yên) giật cấp 10. Các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận đã có mưa rất to như: Quảng Ngãi 115 mm, Tam Kỳ (Quảng Nam) 100 mm, Tuy Hòa (Phú Yên) 90 mm,…

4h ngày 4/11, tâm bão ở ngay trên vùng biển các tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa - Ninh Thuận với gió mạnh cấp 12 (115-135 km/h), giật cấp 15. Trong 6 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 15-20 km/h, đi vào đất liền các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận sau đó suy yếu dần.

Đến 10h ngày 4/11, tâm bão ở trên đất liền các tỉnh Phú Yên-Khánh Hòa-Ninh Thuận với gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (75-100 km/h), giật cấp 13.

Ảnh: Nguyễn Dũng

Gió thổi bay mái tôn nhà dân ở Nha Trang. Ảnh: Nguyễn Dũng

Ảnh: Nguyễn Dũng

Trên đường Trần Phú (TP Nha Trang), hàng loạt cây bật gốc nằm la liệt dưới đường. Trong đó, nhà hàng cách tháp Trầm Hương gần 100 m bị cây cổ thụ đè lên mái.

Từ 4h sáng bão bắt đầu hoành hành ở Nha Trang. Gió giật và mưa lớn liên tục với cường độ mạnh. Nhiều mái tôn bị tốc. Biển quảng cáo bị gió giật tung. Biển động dữ dội. Trên đường Trần Phú xe taxi vẫn hoạt động. Bất chấp nguy hiểm một số người dân đi xe máy chở hàng bị gió quật ngã. 6h10 phút điện lưới bị ngắt. Gió đang có chiều hướng giật mạnh thêm.

Bão 12 kết hợp không khí lạnh mạnh sẽ gây mưa rất to đến đặc biệt to ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận. Mưa có thể lan rộng ra Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

Do ảnh hưởng của bão và sau bão, dọc các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận sẽ có mưa rất to đến đặc biệt to. Diễn biến mưa lớn còn phức tạp và kéo dài, lan rộng ra Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ.

Do mưa lớn, từ ngày 4-8/11, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và sông Đồng Nai sẽ xảy ra một đợt lũ. Nguy cơ cao xuất hiện lũ lớn ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, Bắc Tây Nguyên và lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ven sông và ngập lụt sâu, diện rộng ở vùng trũng thấp thuộc các khu vực nêu trên.

Trạm biên phòng Đông Hải (TP Phan Rang Tháp Chàm) kêu gọi ngư dân lên bờ, tránh bão tối 3/11. Ảnh: Phước Tuấn/VnExpress

Dự báo khoảng sáng sớm 4/11, bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Phú Yên đến Bắc Bình Thuận với sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần.

Đến khoảng 16h ngày 4/11, bão nằm trên khu vực biên giới Việt Nam- Campuchia. Bão sẽ làm mực nước ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận dâng 0,5-1,0m. Sóng vùng tâm bão cao 6-8m, ven bờ Quảng Ngãi đến Bình Thuận cao 3-5m. Ngoài ra, ven biển Nam bộ đề phòng triều cường cao trong những ngày tới do thủy triều lên cao kết hợp với nước dâng do gió mùa.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lúc 16h ngày 3/11, bão số 12 cách bờ biển Phú Yên-Khánh Hòa-Ninh Thuận khoảng 300km về phía đông với sức gió cấp 12, giật cấp 15.

Từ đêm nay, trên đất liền ven biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 10-12, giật cấp 15. Ven biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Ngày mai, miền Đông Nam Bộ có gió giật cấp 6-8.

Do ảnh hưởng kết hợp của không khí lạnh mạnh và bão, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận có mưa rất to đến đặc biệt to. Mưa lớn kéo dài, lan rộng ra Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ.

Thủ đô Hà Nội trong ba hôm tới do nằm sâu trong khối không khí lạnh khô nên thời tiết chủ đạo vẫn là ít mây, ngày nắng, trời lạnh về đêm và sáng, nhiệt độ 18-26 độ C. Từ ngày 6/11, không khí lạnh suy yếu, Hà Nội trời chuyển mây nhiều hơn nhưng thời tiết vẫn tạnh ráo.

Du khách vẫn đội mưa dạo phố, ngắm biển. Ảnh: Vũ Lương

Người dân lấy điện thoại ra ghi hình. Ảnh: Vũ Lương

Đôi nam nữ đứng hóng gió biển. Ảnh: Vũ Lương

Nhiều du khách tung tăng dạo phố đêm. Ảnh: Vũ Lương

Ảnh: Vũ Lương

Các nhóm du khách vẫn đội mưa dạo phố. Sóng biển tăng dần cường độ, có con sóng cao khoảng 5 mét nhưng nhiều du khách và người dân vẫn tập trung sát mép biển để xem sóng lớn.

21h50, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) có mưa nhỏ, gió nhẹ. Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, 22h các lực lượng chức năng sẽ chốt chặn cấm các phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên tuyến phố trần Phú dọc bãi biển Nha Trang các phương tiện vẫn lưu thông tấp nập.

TPO

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/bao-damrey-ap-sat-phu-yen-khanh-hoa-1204639.tpo