Nhìn lại 100 năm lịch sử phát triển xe tăng thế giới (2)

Cùng với sự phát triển của công nghệ, những chiếc xe tăng tương lai không chỉ được thiết kế để chiến đấu mà còn bảo vệ cả kíp chiến đấu ngồi bên trong.

Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II cho đến Chiến tranh Lạnh, lịch sử phát triển của xe tăng trải qua khá nhiều sự thay đổi nhất là về mặt thiết kế và nền tảng vũ khí của chúng cũng được tiêu chuẩn hóa.

Giai đoạn này, những chiếc xe tăng của Liên Xô luôn tỏ ra vượt trội hơn xe tăng của Phương Tây cả về sự cơ động lẫn hỏa lực. Dù vậy những chiếc xe tăng của Phương Tây điển hình là Mỹ lại hỗ trợ tác chiến tốt hơn nhờ vào các trang thiết bị điện tử hiện đại.

Cùng với đó là sự ra đời của nhiều dòng xe tăng và xe bọc thép khác nhau phục vụ cho từng yêu cầu tác chiến nhất định. Trong ảnh là mẫu xe tăng hạng nhẹ AMX-13 do Pháp sản xuất trong những năm 1950.

Chỉ trong vòng 100 năm kể từ lần đầu tiên xuất hiện, xe tăng đã làm thay đổi hoàn toàn cách con người tạo nên một cuộc chiến khi những cỗ máy dần thay thế binh sĩ trên chiến trường từ trên không, dưới biển cho đến trên mặt đất.

Bên cạnh khả năng chiến đấu những chiếc xe tăng ngày nay cũng được thiết kế để bảo vệ những người ngồi bên trong chúng khi vũ khí chống tăng ngày càng trở thành đối trọng lớn đối với những chiếc xe tăng hơn là lực lượng tăng đối phương. Và thời kỳ của những trận đánh với sự tham gia của hàng ngàn chiếc xe tăng đã trôi vào dĩ vãng.

Điều này khiến những chiếc xe tăng trở nên khó bị tiêu diệt hơn với các biện pháp phòng vệ mà chúng được trang bị, từ hệ thống giáp phản ứng nổ cho đến các hệ thống đánh chặn chủ động lẫn thụ động.

Ngoài ra chúng cũng được thiết kế để có thể hoạt động ở mọi loại địa hình kể cả khi phải di chuyển dưới nước.

Các cường quốc sở hữu lực lượng xe tăng mạnh mẽ nhất thế giới hiện nay dường như không có sự thay đổi như Nga, Đức, Mỹ và một số nước Châu Âu. Trong đó Nga vẫn là quốc gia đi đầu trong việc phát triển công nghệ xe tăng thế hệ mới.

Bên cạnh đó còn có một số nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển như Israel, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava của Israel từng được mệnh danh là “kẻ bất bại”.

Nhìn chung, công nghệ xe tăng kể từ sau Chiến tranh Lạnh cho tới nay cũng không có quá nhiều sự thay đổi chủ yếu tập trung vào việc phát triển công nghệ phòng vệ hơn là tấn công. Thậm chí có nhiều nhận định cho rằng công nghệ xe tăng đã gần đạt tới đỉnh điểm của mình và không thể phát triển thêm được nữa.

Quân đội nhiều quốc gia trên thế giới cũng dần thu hẹp lực lượng tăng thiết giáp của mình khi chúng bị xem là không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên nhận định này lại hoàn toàn sai lầm.

Và trong những cuộc chiến gần đây trên thế giới xe tăng luôn thể hiện mình là lực lượng xung kích trên chiến điều mà không có loại phương tiện cơ giới nào có thể thay thế được. Và thay vì loại bỏ xe tăng nhiều quốc gia đang không ngừng nâng cấp chúng đưa xe tăng về đúng giá trị của nó.

Hình ảnh xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 của Quân đội Mỹ trong một đợt tập trận chung với Hàn Quốc vào năm 2013.

Và với sự xuất hiện của siêu tăng T-14 Armata vào năm 2015 người Nga đã đưa công nghệ xe tăng lên một tầm cao mới điều chưa từng có cường quốc quân sự nào làm được. Thay đổi hoàn toàn định nghĩa về một chiếc xe tăng và tiến tới biến nó thành một cỗ máy chiến tranh theo đúng nghĩa.

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nhin-lai-100-nam-lich-su-phat-trien-xe-tang-the-gioi-2-754494.html