Nhìn lại thế giới lao đao nhưng kiên cường trong đại dịch cúm 1918

Đại dịch cúm năm 1918 còn được gọi là 'cúm Tây Ban Nha', kéo dài khoảng 1 năm và lây nhiễm cho khoảng 500 triệu người, tương đương 1/4 dân số thế giới, khiến khoảng 50 triệu người tử vong trên toàn cầu. Hãy cảm nhận cuộc sống trong trận cúm năm 1918 như thế nào.

Chỉ hơn một thế kỷ trước, vào tháng 3-1918, ca nhiễm cúm nguy hiểm đầu tiên đã được ghi nhận. Dù không xác định được nguồn gốc nhưng phần lớn người ta cho rằng, dịch lây lan qua các quân đội trong Thế chiến thứ nhất.

Chỉ hơn một thế kỷ trước, vào tháng 3-1918, ca nhiễm cúm nguy hiểm đầu tiên đã được ghi nhận. Dù không xác định được nguồn gốc nhưng phần lớn người ta cho rằng, dịch lây lan qua các quân đội trong Thế chiến thứ nhất.

Trong Thế chiến I, các thông tin ban đầu về căn bệnh này ở Đức, Anh, Pháp và Mỹ đã bị kiểm duyệt, nhưng các tờ báo được tự do đưa tin về căn bệnh này ở Tây Ban Nha, khiến người ta tưởng nhầm rằng Tây Ban Nha bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề.

Trong Thế chiến I, các thông tin ban đầu về căn bệnh này ở Đức, Anh, Pháp và Mỹ đã bị kiểm duyệt, nhưng các tờ báo được tự do đưa tin về căn bệnh này ở Tây Ban Nha, khiến người ta tưởng nhầm rằng Tây Ban Nha bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề.

Sau khi đại dịch toàn cầu trở nên rõ ràng, các vũ trường và rạp chiếu phim đã đóng cửa. Các sự kiện lớn cũng bị hủy bỏ để ngăn chặn virus lây lan

Sau khi đại dịch toàn cầu trở nên rõ ràng, các vũ trường và rạp chiếu phim đã đóng cửa. Các sự kiện lớn cũng bị hủy bỏ để ngăn chặn virus lây lan

Việc đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng là bắt buộc. Khẩu trang bằng vải gạc, thậm chí ngâm trong long não để tăng cường khả năng bảo vệ, có mặt ở khắp mọi nơi

Việc đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng là bắt buộc. Khẩu trang bằng vải gạc, thậm chí ngâm trong long não để tăng cường khả năng bảo vệ, có mặt ở khắp mọi nơi

Số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân khiến các bệnh viện quá tải, vì vậy bệnh viện dã chiến mọc lên khắp nơi. Nhiều tòa nhà công cộng và nhà ở tư nhân cũng được chuyển đổi thành nơi chữa bệnh

Số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân khiến các bệnh viện quá tải, vì vậy bệnh viện dã chiến mọc lên khắp nơi. Nhiều tòa nhà công cộng và nhà ở tư nhân cũng được chuyển đổi thành nơi chữa bệnh

Do thiếu kiến thức và nguồn lực liên quan, bệnh nhân còn được điều trị bằng rượu whisky và champagne

Do thiếu kiến thức và nguồn lực liên quan, bệnh nhân còn được điều trị bằng rượu whisky và champagne

Một quan điểm sai lầm thời đó là người ta vẫn đi bộ để hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng và buổi tối để tránh virus.

Một quan điểm sai lầm thời đó là người ta vẫn đi bộ để hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng và buổi tối để tránh virus.

Tương tự như ngày nay, các khu nhà kho được chuyển đổi để cách ly người nhiễm virus

Tương tự như ngày nay, các khu nhà kho được chuyển đổi để cách ly người nhiễm virus

Bệnh nhân nằm quay đầu để bệnh nhân này không hướng thẳng vào mặt bệnh nhân khác.

Bệnh nhân nằm quay đầu để bệnh nhân này không hướng thẳng vào mặt bệnh nhân khác.

Cộng đồng phải dựa vào y tá tình nguyện vì lượng lớn bác sĩ được tung vào chiến tranh. Có y tá còn bị bắt cóc để chăm sóc một số gia đình có người mắc bệnh.

Cộng đồng phải dựa vào y tá tình nguyện vì lượng lớn bác sĩ được tung vào chiến tranh. Có y tá còn bị bắt cóc để chăm sóc một số gia đình có người mắc bệnh.

Hầu hết mọi người không có khả năng làm việc tại nhà như chúng ta ngày nay, vì vậy họ buộc phải đến văn phòng, một số bố trí giờ làm việc xen kẽ nhằm giãn cách

Hầu hết mọi người không có khả năng làm việc tại nhà như chúng ta ngày nay, vì vậy họ buộc phải đến văn phòng, một số bố trí giờ làm việc xen kẽ nhằm giãn cách

Quy mô và tốc độ nhanh chóng của đại dịch khiến các nhà xác quá tải đến mức thiếu cả quan tài.

Quy mô và tốc độ nhanh chóng của đại dịch khiến các nhà xác quá tải đến mức thiếu cả quan tài.

Điều đáng ngạc nhiên là những người trẻ tuổi cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nguyên nhân do tình trạng suy dinh dưỡng, bệnh viện quá đông đúc và vệ sinh kém, thúc đẩy tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, khiến hầu hết nạn nhân thiệt mạng.

Điều đáng ngạc nhiên là những người trẻ tuổi cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nguyên nhân do tình trạng suy dinh dưỡng, bệnh viện quá đông đúc và vệ sinh kém, thúc đẩy tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, khiến hầu hết nạn nhân thiệt mạng.

Một kiểu mặt nạ phòng cúm thời đó. Theo một quan chức của Sở Y tế New York, “thà trông tức cười còn hơn là chết”.

Một kiểu mặt nạ phòng cúm thời đó. Theo một quan chức của Sở Y tế New York, “thà trông tức cười còn hơn là chết”.

Các chuyên gia y tế thời đó cũng khuyên rằng: “Đừng nói chuyện với ai, đừng đến gần ai và bạn được an toàn!”. Nhưng việc này thực hiện không dễ

Các chuyên gia y tế thời đó cũng khuyên rằng: “Đừng nói chuyện với ai, đừng đến gần ai và bạn được an toàn!”. Nhưng việc này thực hiện không dễ

Một người sống sót kể lại rằng, xã hội đã thay đổi sau đại dịch 1918, khi không còn những cuộc tụ tập nơi công cộng. Nỗi sợ hãi khiến mọi người trở nên xa cách

Một người sống sót kể lại rằng, xã hội đã thay đổi sau đại dịch 1918, khi không còn những cuộc tụ tập nơi công cộng. Nỗi sợ hãi khiến mọi người trở nên xa cách

Nỗi kinh hoàng và đau buồn khi phải đối mặt với quá nhiều cái chết liên tục là một đòn giáng mạnh vào sự lạc quan về cuộc sống của con người thời đó

Nỗi kinh hoàng và đau buồn khi phải đối mặt với quá nhiều cái chết liên tục là một đòn giáng mạnh vào sự lạc quan về cuộc sống của con người thời đó

Nhìn vào cảnh chết chóc và cách ly năm 1918, chúng ta có cảm giác tương tự như những gì đã trải qua trong đại dịch Covid-19, sau đó hơn thế kỷ

Nhìn vào cảnh chết chóc và cách ly năm 1918, chúng ta có cảm giác tương tự như những gì đã trải qua trong đại dịch Covid-19, sau đó hơn thế kỷ

Tất cả những khó khăn đó không phải là vô ích, vì đã để lại bài học kinh nghiệm để con người tiếp tục đối mặt với đại dịch mới

Tất cả những khó khăn đó không phải là vô ích, vì đã để lại bài học kinh nghiệm để con người tiếp tục đối mặt với đại dịch mới

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhin-lai-the-gioi-lao-dao-nhung-kien-cuong-trong-dai-dich-cum-1918-post563498.antd