Nhìn lại tuần làm việc đầu tiên kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII

(VOH) - Trong tuần làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13, các Đại biểu đã nghe Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Báo cáo thẩm tra tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014; Tờ trình về việc phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho một số dự án quan trọng, cấp bách…

Các đại biểu cũng đã thảo luận ở tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013); kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2014. Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014. Phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016…

Toàn cảnh kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13. Ảnh: Thanh Niên

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 diễn ra từ ngày 21/10 đến ngày 31/11/2013. Đây là kỳ họp có thời gian dài nhất của Quốc hội khóa 13 tính đến nay. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung quan trọng của đất nước:

Thảo luận ở các tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013), đa số ý kiến Đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Quốc hội công bố lấy ý kiến nhân dân. Nội dung của Dự thảo đã kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm cho ý kiến nhiều trong thảo luận là vấn đề chính quyền địa phương. Đại biểu Thân Đức Nam, đoàn Đà Nẵng, đồng ý quan điểm mô hình chính quyền địa phương giữ nguyên như hiện nay, những nơi đặc thù thì có thể theo luật định. Góp ý cụ thể cho vấn đề này, Đại biểu Thân Đức Nam, đề nghị:

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, đoàn TP.HCM, cho rằng:

Thảo luận và góp ý cho kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2011-2015); kết quả thực hiện từ năm 2011 đến nay cũng như phương hướng, giải pháp thực hiện các mục tiêu KT-XH đến hết năm 2015, nhiều đại biểu thẳng thắn cho rằng: Bên cạnh những điểm tích cực, thì tăng trưởng kinh tế nửa đầu nhiệm kỳ cũng còn những hạn chế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, bình quân thời kỳ 2011-2013 thấp xa so với mục tiêu đề ra. Nhìn vào bức tranh tổng thể của nền kinh tế đất nước trong năm 2013, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa- ĐBQH TP.HCM tỏ ra băn khoăn:

Trước đó, trong phiên khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) và nhiệm vụ 2014-2015. Báo cáo nêu nhận định tổng quát: Nhìn lại việc thực hiện kế hoạch năm 2013, trong 15 chỉ tiêu được Quốc hội thông qua, có 11 chỉ tiêu ước đạt và vượt kế hoạch, 2 chỉ tiêu xấp xỉ đạt và 2 chỉ tiêu không đạt. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn và phải tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòng an ninh, đạt được kết quả nêu trên là cố gắng lớn của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô mặc dù cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát nhưng chưa vững chắc. Cân đối ngân sách khó khăn, bội chi cao hơn kế hoạch. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, nợ xấu còn cao. Liên quan đến kế hoạch phát triển năm tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Quốc hội xem xét chấp thuận mức độ bội chi ngân sách Nhà nước năm 2013-2014 là 5,3% GDP, từ năm 2015 sẽ điều chỉnh giảm dần. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói:

Trong phiên thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014, đa số ý kiến của các ĐBQH cơ bản tán thành việc Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh dự toán. Theo đó, cắt, giảm một số khoản chi và nâng mức bội chi đã được Quốc hội quyết định từ 4,8% GDP lên 5,3% GDP. Đại biểu cũng cơ bản nhất trí với các nguyên tắc bố trí, phân bổ ngân sách trung ương năm 2014. Về phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 của Chính phủ, việc phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư giai đoạn 2014-2016 là rất cần thiết. Tuy nhiên một số đại biểu còn băn khoăn. Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Du Lịch, đề nghị:

Hôm nay 26.10, Quốc hội nghỉ. Thứ hai ngày 28/10, Quốc hội làm việc tại hội trường. Buổi sáng nghe các báo cáo: công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Báo cáo về công tác thi hành án. Báo cáo thẩm tra các Báo cáo về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; về công tác thi hành án; kết quả thực hiện Nghị quyết số 37 năm 2012 của Quốc hội. Báo cáo thẩm tra về dự án Luật hải quan (sửa đổi) và Tờ trình về dự án Luật hải quan (sửa đổi). Buổi chiều, các đại biểu Quốc hội nghe Tờ trình về dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Báo cáo thẩm tra về dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tiếp công dân và thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật tiếp công dân.

Nguồn VOH: http://voh.com.vn/news/newsdetail.aspx?id=64148