Nhìn ra thế giới: Nghiên cứu về dơi và nguy cơ về một đại dịch tương lai

Một số nhà khoa học coi bang nhiệt đới Kerala của Ấn Độ là một điểm nóng toàn cầu về khả năng xuất hiện một loại virus corona mới. Nhưng một loại virus khác đã xuất hiện ở đây từ trước cả khi có virus corona, đó là virus Nipah.

Năm 2018, virus Nipah đã cướp đi sinh mạng các thành viên của gia đình anh Muthalib Valachuktty, bao gồm cả cha và 2 anh trai của anh. Anh trai Sabith được đưa tới bệnh viện với các triệu chứng như sốt, nôn mửa, mê sảng, run và ho dữ dội. Phải mất gần 2 tuần sau khi anh qua đời, các bác sỹ mới nhận ra điều gì đã cướp đi sinh mạng của Sabith.

Cuộc điều tra tìm kiếm đã dẫn tới một đàn cáo bay, một loài dơi ăn quả phổ biến, thường sống trên cây, cách nhà anh chưa đầy 1km. Một vài con dơi có kết quả dương tính với Nipah, cũng như trái cây ở những khu vực mà Sabith sinh sống và làm việc.

Các loại trái cây chỉ là một giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra về cách mà Sabith bị nhiễm bệnh. Virus Nipah có thể lây truyền sang người khi họ tiếp xúc với chất lỏng có chứa virus như nước bọt, nước tiểu, máu và các nước mũi hay đường hô hấp. Không có vaccine để ngăn ngừa virus này và chưa có cách chữa trị nào biết đến. Nipah được coi là một trong những mầm bệnh nguy hiểm nhất có trong tự nhiên và nằm trong danh sách các mầm bệnh có khả năng gây ra đại dịch của Tổ chức Y tế Thế giới.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Thực hiện : Đỗ Lê Ngọc Anh

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/nhin-ra-the-gioi-nghien-cuu-ve-doi-va-nguy-co-ve-mot-dai-dich-tuong-lai